27/04/2022 - 6965 lượt xem
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện các đại hội VIII, X và XI, mới đây nhất là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030. Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã quan tâm, từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách giúp thúc đẩy liên kết vùng. Các chủ thể liên quan, bao gồm các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, hộ gia đình… đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động liên kết vùng. Cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng bước đầu phát huy được hiệu lực và hiệu quả.
Mặc dù vậy, thể chế liên kết vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, chủ trương, chính sách về liên kết vùng chậm đi vào thực thi; vai trò của chủ thể tham gia liên kết vùng, đặc biệt là chính quyền trung ương, còn mờ nhạt; và cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng chưa phát huy hiệu lực và hiệu quả cao nhất.
Những hạn chế trên đây đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động liên kết vùng như: các thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức, chưa có sự phối hợp thực chất; các liên kết về kinh tế giữa các địa phương chưa dựa trên sự chuyên môn hóa hay phân công lao động theo chuỗi giá trị, hay phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; các địa phương trong vùng chú trọng phát triển liên kết với những thành phố lớn, đóng vai trò đầu tàu (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), chưa quan tâm đến liên kết giữa các địa phương trong vùng; chưa có nhiều liên kết vùng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành cụm liên kết ngành; các nội dung liên kết vùng quan trọng (như liên kết trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch; liên kết đầu tư phát triển; liên kết trong việc đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng, liên vùng…) chưa được triển khai một cách đầy đủ.
Trước thực trạng đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian từ năm 2020 đến nay, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chủ trì xây dựng Đề án Thể chế liên kết vùng. Đề án chủ yếu xem xét liên kết vùng với trọng tâm là các chủ thể cơ quan trung ương (các Bộ, ngành) và chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dưới sự chỉ đạo và điều phối của lãnh đạo Chính phủ. Quá trình xây dựng Đề án được thực hiện rất công phu, chặt chẽ, có lấy ý kiến chính thức của các Bộ, ngành, địa phương (riêng các bộ, cơ quan ngang bộ được lấy ý kiến chính thức qua hai vòng), và nhiều hoạt động tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.
Đề án đã đề ra các nhóm giải pháp cụ thể, bao gồm: (i) Thay đổi tư duy và nâng cao nhận thức về lợi ích của liên kết các CQĐP trong vùng, đặc biệt thông qua vai trò trung tâm, điều phối của CQTW; (ii) Sử dụng tốt công cụ quy hoạch vùng để thúc đẩy liên kết vùng; (iii) Đẩy mạnh tiến độ triển khai các chính sách vùng và tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết vùng, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi; (iv) Thiết lập Hội đồng điều phối vùng riêng cho từng vùng kinh tế-xã hội, bảo đảm hoạt động có thực quyền (trong đó có theo dõi và giám sát thực thi); (v) Định hướng phân vùng lại để tăng cường tính liên kết nội vùng; và (vi) Các giải pháp khác (xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu vùng; Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao khả năng điều hành vùng; thành lập Hiệp hội doanh nghiệp của vùng;...).
Nhận thức tầm quan trọng của các nội dung về hoàn thiện thể chế liên kết vùng, trên cơ sở nội dung Đề án, Chính phủ đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21/4/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.
Việc thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP được kỳ vọng sẽ sớm tạo thêm cơ chế và động lực quan trọng để các bộ, ngành và địa phương thúc đẩy các hoạt động điều phối, phối hợp thực hiện các sáng kiến, dự án liên kết vùng. Theo đó, tác động lan tỏa của các sáng kiến, dự án này có thể được phát huy sớm, tích cực và hiệu quả hơn ở cả cấp độ vùng và liên vùng. Nếu triển khai sớm và đầy đủ, Nghị quyết số 57/NQ-CP có thể góp phần tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực, qua đó thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của các vùng kinh tế-xã hội và các địa phương./.
Nguồn: Ban Nghiên cứu tổng hợp - CIEM
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
Ngày 10/7/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trang trọng tổ chức Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ, ngày 09/07/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ...
Nhận lời mời của Giáo sư Tetsuya Watanabe, Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), TS. Trần Thị Hồng Minh đã tham dự Phiên họp Hội ...
Ngày 05 tháng 01 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng ...
Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì, trực tiếp tham mưu và đã được phê duyệt tại Quyết ...
Sáng ngày 21/5/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức buổi Lễ trao bằng tiến sĩ cho 5 nghiên cứu sinh của Viện...
Trong khuôn khổ thực hiện Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) thực hiện tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản ...