Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ, viên chức nhân dịp xuân Ất Tỵ sắp tới
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
20/01/2025
Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025: Đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong kỷ nguyên mới
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025: Đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong kỷ nguyên mới”. TS.Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM và ông Dennis Quennet, Cố vấn trưởng Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, GIZ đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các cơ quan ban ngành, các tổ chức quốc tế, các Viện Nghiên cứu, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng đông đảo cơ quan thông tấn báo chí đến đưa tin.
16/01/2025
Hội thảo “Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam”
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), ngày 20/12/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam”. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia kinh tế, đại diện các Bộ ngành, các cán bộ nghiên cứu và cơ quan truyền thông đến đưa tin.
20/12/2024
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khảo sát kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện thể chế liên kết vùng tại Trung Quốc từ ngày 25 đến 29 tháng 11 năm 2024
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ nét nhằm khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới... cho các tỉnh, thành phố. Cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã quan tâm, từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách giúp thúc đẩy liên kết vùng. Các chủ thể liên quan, bao gồm các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, hộ gia đình… đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động liên kết vùng. Cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng bước đầu phát huy được hiệu lực và hiệu quả.
05/12/2024
Khu thương mại tự do: Từ mô hình thế giới đến kinh nghiệm cho Đà Nẵng
Trình bày tại Diễn đàn Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng tổ chức vào ngày 14/11, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và Cách mạng Công nghiệp 4.0 tiếp tục mang lại những thay đổi vượt bậc, mô hình khu thương mại tự do đã chứng minh vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội tại nhiều quốc gia...
14/11/2024
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Tọa đàm “Lan tỏa văn hóa đọc trong thế hệ trẻ”
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn viên, thanh niên, ngày 07/11/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Lan tỏa văn hóa đọc trong thế hệ trẻ”. Tọa đàm có sự tham dự của TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng, lãnh đạo và viên chức Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội, BCH chi đoàn thanh niên và các viên chức, đoàn viên thanh niên trẻ của Viện...
08/11/2024
Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam (VEP) lần thứ tư với chủ đề “Định hướng tương lai: Điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới”
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam (VEP) lần thứ tư với chủ đề “Định hướng tương lai: Điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới”. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM và bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đồng chủ trì Diễn đàn. Tham dự Diễn đàn có các nhà lãnh đạo và chuyên gia đại diện một số bộ, ngành Trung ương, Đại sứ quán tại Việt Nam, khối nghiên cứu, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan truyền thông đến đưa tin.
01/11/2024
Vai trò kiến tạo của phụ nữ trong công cuộc chuyển đổi kép
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam thời gian tới, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và bình đẳng về cơ hội. Trong công cuộc đó, có những phụ nữ Việt Nam đang góp phần đặt nền móng cho một Việt Nam “xanh” hơn và làm chủ công nghệ mới. Hành trình của họ cho thấy vai trò và tiềm năng vượt trội của phụ nữ trên nhiều khía cạnh xã hội. Đó chính là cảm hứng để Trung tâm Chuyển đổi số Việt Nam và GIZ với sự hỗ trợ của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) thực hiện cuốn sách “Phụ nữ kiến tạo tương lai: Câu chuyện chuyển dịch kép” nhằm tôn vinh 20 tấm gương phụ nữ tiêu biểu từ nhiều lĩnh vực và vai trò khác nhau. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Chúng tôi xin trích một trong những câu chuyện về sức mạnh của phụ nữ nhằm kiến tạo sự thay đổi trong chuyển đổi số và chuyển đổi xanh từ cuốn sách đặc biệt này, câu chuyện về TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cơ quan tham mưu trực tiếp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Chính phủ ban hành Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khi đang giữ vai trò là Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, MPI, TS. Trần Thị Hồng Minh đã chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hệ thống được hoàn thành đầu tiên trong 6 hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia làm nền tảng cho việc xây dựng chính phủ điện tử.
20/10/2024
Diễn đàn “Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp”
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2024, với chủ đề “Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp”. Diễn đàn có sự tham gia của TS. Lê Quang Huy, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM; Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; đại diện các Bộ, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các đại sứ quán, các Hiệp hội doanh nghiệp và hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI...
17/10/2024
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM chủ trì buổi Lễ. Tham dự buổi Lễ có Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo các đơn vị và sự có mặt của các viên chức mới được tuyển dụng.
14/10/2024