Thông tin kinh tế - xã hội
Thông tin kinh tế - xã hội

SÁCH MỚI: THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO XANH TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Đổi mới sáng tạo xanh là một hướng tiếp cận phát triển ngày càng được các nước trên thế giới quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức tài nguyên, ... ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đổi mới sáng tạo xanh đang dần trở thành động lực quyết định quá trình mở rộng thị trường và phát triển kinh tế bền vững của nhiều quốc gia...

29/07/2024

Giới thiệu SÁCH MỚI

Phát triển kinh tế sáng tạo: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Tác giả: Trần Thị Hồng Minh (chủ biên)

 

24/06/2024

Thúc đẩy chuyển đổi số trong thương mại ở Việt Nam nhằm thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Trong những năm qua, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), với những đột phá công nghệ trong nghệ trong nhiều lĩnh vực then chốt như thông tin và truyền thông (ICT), năng lượng, vận tải, v.v. đã và đang có ảnh hưởng lớn đối với phương thức sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo cơ hội cho sự phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất ở quy mô toàn cầu. Trong đó, việc phát triển các công nghệ và ứng dụng ICT đã tạo nên những đột phá về chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực, cũng như góp phần phát triển kinh tế số. Đáng lưu ý, nhiều thảo luận chính sách chỉ ra rằng các nước đang phát triển không nhất thiết sẽ đi sau trong quá trình chuyển đổi số nói riêng và tiếp cận CMCN 4.0 nói chung. Thay vào đó, các nước đang phát triển có cơ hội để rút ngắn đắng kể chênh lệch phát triển nếu biết tranh thủ CMCN 4.0 ngay từ giai đoạn bắt đầu...

15/09/2023

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam

Trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đang dành sự quan tâm lớn hơn đối với mô hình kinh tế tuần hoàn. Ở Việt Nam, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn là một vấn đề mới, bao trùm nhiều các vấn đề kinh tế vĩ mô như tăng trưởng xanh, phát triển bền vững...

15/09/2023

Cải cách thể chế phát triển kinh tế tư nhân theo hướng bền vững ở Việt Nam

Cải cách thể chế phát triển kinh tế tư nhân theo hướng bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Hồng Minh (chủ biên), Nguyễn Thị Luyến, Lê Thanh Tùng, Phạm Đức Trung,…
Nhà xuất bản: Tài chính
Năm xuất bản: 2023

01/06/2023

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững nhằm thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP 26

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), trong giai đoạn 2011-2020, số lượng doanh nghiệp tăng 2,7 lần, trong đó tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 là 7,4%/năm, cao hơn mức bình quân giai đoạn 2011-2015 là 1,55 lần...

30/12/2022

Những khó khăn trong việc nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam: góc nhìn từ đặc điểm của lực lượng lao động

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến tăng NSLĐ. Nguồn nhân lực của chúng ta đang có sự gia tăng nhưng quy mô không lớn như trước do chúng ta đã bước vào giai đoạn già hoá dân số. Chất lượng nguồn nhân lực tuy có sự cải thiện, nâng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam hiện đạt khoảng 23% năm 2019 so với 53% của Indonesia, 51% của Philippines…

30/12/2022

Những khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo. Theo Đại từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 1998), nghèo là không đủ những điều kiện vật chất tối thiểu cho cuộc sống. Theo Ngô Trường Thi (2014), nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương...

30/12/2022

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường: kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

Nhiều nghiên cứu cho thấy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn là vấn đề quan tâm và tranh luận ở các nước và là một trong những trọng tâm đổi mới DNNN...

30/12/2022

Tăng cường hiệu quả hoạt động mô hình điều phối vùng kinh tế trọng điểm: Kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị chính sách

Hiệu quả điều phối và liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này tác động lớn đến kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã bắt đầu ban hành một số quyết định nhằm cải thiện sự phối hợp phát triển giữa các tỉnh, thành phố ở vùng thủ đô và các vùng khác thông qua các quyết định hình thành vùng kinh tế - xã hội và vùng kinh tế trọng điểm...

30/12/2022