Hội thảo “Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam: chiến lược thiết kế và thực thi chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sang tạo (STI) trong giai đoạn phát triển tiếp theo”
Hoạt động

Hội thảo “Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam: chiến lược thiết kế và thực thi chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sang tạo (STI) trong giai đoạn phát triển tiếp theo”

03/07/2020 - 5212 lượt xem

Ngày 3 tháng 7 năm 2020, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo “Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam: chiến lược thiết kế và thực thi chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) trong giai đoạn phát triển tiếp theo”.

Đồng Chủ trì Hội thảo có ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam. Tham dự Hội thảo có đại diện một số cơ Bộ, ngành, chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu và một số cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM và Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đồng Chủ trì Hội thảo

Tại Hội thảo, đại diện nhóm nghiên cứu TS. Robyn Klingler-Vidra, King’s College London và TS. Đặng Quang Vinh, Trường Đại học Việt Nhật đã trình bày một số kết quả chính của Báo cáo kết quả nghiên cứu. Báo cáo đưa ra đánh giá về các chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm ở Việt Nam và những khuyến nghị để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nhằm thúc đẩy môi trường chính sách tạo thuận lợi cho việc tăng cường năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và các nhà đổi mới sáng tạo ở cấp cơ sở. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị đề xuất các lĩnh vực cần tăng cường hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (SEDS) 2021-2030 và trong việc phát triển Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC).

         

Toàn cảnh Hội thảo

Các ý kiến của đại biểu tham dự Hội thảo tập trung vào một số vấn đề: (1) Chính sách của Việt Nam thường áp đụng đối với ngành/lĩnh vực nên tính bao trùm chưa cao; (2) Cơ chế tài chính là yếu tố ảnh hưởng đến STI; (3) Tính pháp lý về thời hạn sở hữu của bằng sáng chế; (4) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo nên hướng tập trung vào những ngành/lĩnh vực mà người dân/doanh nghiệp được hưởng lợi; (5) Cần có định hướng sâu hơn và có sự liên kết, hỗ trợ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo; v.v.

Tại Hội thảo, Mũ cách ly di động là Sáng chế được UNDP chọn giới thiệu. Đây là ý tưởng sáng tạo của hai bạn trẻ Đỗ Trọng Minh Đức, học sinh lớp 11 Trường Montverde Academy (Mỹ) và Trần Nguyễn Khánh An, học sinh lớp 8 Trường Song ngữ quốc tế Hanoi Academy. Mũ cách ly di động là thiết bị mũ bảo vệ đường hô hấp, thiết bị cách ly y tế di động giúp người đeo vừa phòng ngừa nhiễm/lây bệnh cho người khác trong khi vẫn có thể làm việc bình thường, không phải cách ly tập trung 14 ngày như quy định.

          Nhóm sáng tạo trình diễn sản phẩm

         

 

Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin - Tư liệu.

 

 


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi