26/05/2015 - 3566 lượt xem
Hội thảo do TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng CIEM và ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có ông Christian Brix Moller, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cao cấp của Việt Nam, nhóm chuyên gia tư vấn của Trường Đại học Copenhagen,cùng đông đảo cán bộ nghiên cứu của CIEM và đại biểu đến từ các doanh nghiệp và báo giới trong cả nước.
Ảnh: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng CIEM phát biểu tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, GS. John Rand, Trường Đại học Copenhagen, cùng cộng sự trình bày những kết quả đáng lưu ý của báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra từ các năm 2010-2014”. Qua đó, tổng hợp các phát hiện từ năm 2010 đến năm 2014 của cuộc Điều tra Năng lực cạnh tranh và công nghệ và là một phần của điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Mẫu điều tra lớn gồm khoảng tám nghìn doanh nghiệp mỗi năm đã được khảo sát trong 5 năm qua, tạo thành khối dữ liệu toàn diện góp phần phản ánh cụ thể nhiều khía cạnh của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Đây là nguồn dữ liệu duy nhất tại Việt Nam tìm hiểu về năng lực công nghệ của doanh nghiệp, vai trò của đầu tư nước ngoài và các cam kết xã hội của doanh nghiệp. Những yếu tố này giúp Điều tra Năng lực cạnh tranh và công nghệ trở thành công cụ quan trọng cho các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách.
Ảnh: Ông Christian Brix Moller, Phó Đại sứ - Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo
Các lĩnh vực cốt lõi của Báo cáo tập trung vào mức độ cạnh tranh, chuyển giao công nghệ, cải tiến công nghệ và các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam. Thông qua cấu trúc dữ liệu bảng, chúng ta có thể thấy rõ các thông số thay đổi theo thời gian. Các kết quả của báo cáo đã gợi mở một số vấn đề có giá trị đối với chính sách để mang lại các lợi ích mong muốn.
Ảnh: GS. John Rand thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt kết quả của Báo cáo
Sau phần trình bày của GS. John Rand, các chuyên gia và đại biểu tham dự hội thảo đã sôi nổi thảo luận về các kết quả nghiên cứu được công bố qua Báo cáo. Kết quả khảo sát Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam đã chỉ ra nhiều vấn đề, những mặt tích cực và những điểm cần tháo gỡ trong chính sách thu hút FDI và phát triển công nghệ của Việt Nam. Dựa vào những dữ liệu mà Báo cáo cung cấp, Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể có căn cứ xác đáng để đưa ra những điều chỉnh cần thiết nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cấp công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung.
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh và ông Phạm Quang Vinh ghi nhận những ý kiến bình luận tại Hội thảo, đồng thời, bày tỏ sự cảm ơn đối với nhà tài trợ và các chuyên gia đến từ Đại học Copenhagen vì những hỗ trợ đáng quí trong quá trình thực hiện khảo sát. Sau 5 năm được Dự án DANIDA của Đan Mạch hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam” đã chứng minh được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa đất nước, hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, phân tích hoạch định chính sách của cả cấp quản lý vĩ mô và doanh nghiệp. Ông Phạm Quang Vinh cho biết, kể từ năm 2015, Chính phủ Việt Nam quyết định sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam” và công bố Báo cáo trên cơ sở hàng năm, nguồn kinh phí sẽ được cấp từ Ngân sách Nhà nước. Đây có thể coi là một tín hiệu tốt, ghi nhận sự thành công của nhóm nghiên cứu trong thời gian qua./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)