04/11/2022 - 4652 lượt xem
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách Kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế: Những động lực tăng trưởng mới” tại TP Huế, ngày 04 tháng 11 năm 2022.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh: “Cần phải có những hành động phục hồi kinh tế, ứng phó với những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Trong thời gian qua, GIZ đã hỗ trợ cho CIEM thực hiện nhiều nghiên cứu, trong đó bao gồm: cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội, và phát triển kinh tế tuần hoàn. Diễn đàn tập trung thảo luận những ý tưởng cải cách mới, các mô hình kinh tế mới nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh việc chia sẻ những định hướng, nhiệm vụ mới mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong các văn bản liên quan như Nghị quyết số 31/2021/QH15; Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21/4/2022 của Chính phủ; Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022, Diễn đàn cũng thảo luận những kinh nghiệm, vấn đề của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất - kinh doanh, thích ứng với các mô hình kinh tế mới.”
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
Ông Dennis Quennet, Cố vấn trưởng Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, đại diện GIZ ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trước tác động của đại dịch COVID-19 và thúc đẩy Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua. Ông Quennet nhấn mạnh GIZ sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của Đức về thực hiện các chính sách liên kết vùng (LKV), thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH), tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Dennis Quennet, Cố vấn trưởng Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/
Tăng trưởng xanh
Tại Diễn đàn, bà Đặng Thị Thu Hoài, Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực của CIEM đã trình bày những nội dung về cơ cấu lại nền kinh tế, cụ thể là: Yêu cầu thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế để phục hồi nhanh và tạo động lực tăng trưởng mới; Định hướng cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Một số điểm cần chú ý khi thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế tại các địa phương như:Chú trọng chỉ tiêu tăng năng suất lao động và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; Xác định các ngành chủ lực dựa trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của địa phương và lợi thế hợp tác, LKV; Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, thúc đẩy cơ cấu lại kinh tế địa phương; Cần có sự chủ động, sáng tạo, tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, tổ chức; Cần xác định đúng trọng tâm, xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đo lường mức độ hoàn thành kết quả cơ cấu lại kinh tế phù hợp với thực trạng địa phương và tổ chức giám sát chặt chẽ.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, đại diện nhóm nghiên cứu CIEM trình bày nội dung hoàn thiện thể chế LKV và phát triển KTTH. Về hoàn thiện thể chế LKV, nghiên cứu đã phân tích thực trạng LKV ở Việt Nam, thực trạng thể chế LKV, các hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra định hướng, nhiệm vụ hoàn thiện thể chế LKV như: Thay đổi tư duy và nâng cao nhận thức của LKV; Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khung pháp luật; Thiết lập Tổ chức quản lý vùng,… Đối với phát triển KTTH, nghiên cứu đã phân tích KTTH, chính sách phát triển KTTH trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam, từ đó, đưa ra quan điểm, mục tiêu, giải pháp.
TS. Trần Thị Hồng Minh và Ông Dennis Quennet chủ trì Diễn đàn
Toàn cảnh Diễn đàn
Thảo luận bàn tròn
Các đại biểu tham gia Diễn đàn
Tại Diễn đàn, các chuyên gia, đại biểu đã tham gia thảo luận bàn tròn do ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM điều hành để đổi về tiến độ thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thể chế LKV và các nhiệm vụ cụ thể hóa định hướng phát triển KTTH ở Việt Nam, các kinh nghiệm và chính sách mới của Cộng hòa liên bang Đức nhằm tăng năng lực tham gia, thực hiện các sáng kiến, dự án về LKV, phát triển KTTH.
Kết thúc Diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cảm ơn các ý kiến, góp ý của các chuyên gia, các vị đại biểu. CIEM ghi nhận và sẽ tiếp tục xem xét, nghiên cứu các cơ chế, chính sách mới để có những tham mưu đóng góp cho Chính phủ.
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)