26/09/2021 - 5639 lượt xem
Chiều ngày 24/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 dưới sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tham dự và phát biểu tại Hội thảo. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban Kinh tế và Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp tổ chức Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia; đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực chuẩn bị dự thảo Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: quochoi.vn
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: quochoi.vn
Tại Hội thảo, đại diện cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng đã trình bày tham luận “Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cho thấy vai trò tiềm năng của doanh nghiệp khu vực tư nhân qua số lượng thành lập mới và những đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế thời gian qua của khu vực này. Doanh nghiệp khu vực tư nhân đã tham gia các lĩnh vực mà trước đây chỉ có các DNNN và DN FDI mới có khả năng tham gia như: công nghệ cao, công nghiệp luyện kim, công nghiệp ô tô, các ngành sử dụng AI, BigData, IoT,…. Nhiều sản phẩm thu hút sự chú ý và đạt danh tiếng trên cộng đồng quốc tế (ô tô Vinfast ra mắt ở Paris, chùm khách sạn thiết kế bởi KTS Bill Bensley, hệ thống cáp treo du lịch, chuyến bay thẳng Việt Mỹ đầu tiên ngày 23/9…).
Đánh giá thực trạng ĐMST của khu vực doanh nghiệp Việt Nam theo nhiều góc độ khác nhau cho thấy hệ sinh thái ĐMST chưa thật sự hoàn chỉnh. Không ít doanh nhân khởi nghiệp đã và đang phải sang Singapore và một số quốc gia khác để hoàn thiện sản phẩm ĐMST của mình. Điều đó cho thấy hệ sinh thái của Việt Nam chưa thật sự thuận lợi và khuyến khích đủ mạnh để thúc đẩy các startups thành công, cần một giải pháp đột phá để khắc phục hạn chế này.
Về thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam, tính đến nay, chuyển đổi số đã diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau: ngân hàng, KTCS, TMĐT, hệ sinh thái của tập đoàn lớn (VinID). Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics .. đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng. Ví dụ trong lĩnh vực quản trị nội bộ, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng với 60,6% tăng 19,5% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Về các trở ngại và vấn đề đặt ra: khung pháp luật, cơ chế, chính sách đã được bổ sung hoàn thiện song vẫn còn thiếu đồng bộ; chưa thống nhất nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số, dẫn tới thiếu nhất quán trong hành động… DNVN còn gặp phải các thách thức trong CĐS từ: công nghệ, vốn đầu tư và nhận thức.
Từ đó, Phó Viện trưởng đưa ra các giải pháp, kiến nghị về thể chế, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp một cách tổng thể, về thúc đẩy ĐMST trong doanh nghiệp, về thúc đẩy chuyển đổi số.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận 6 nhóm vấn đề lớn về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 : (1) Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; (2) Về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; (3) Về cơ cấu lại không gian kinh tế, tăng cường liên kết vùng và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn trong thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng; (4) Về cơ cấu lại ngân sách nhà nước; (5) Về cơ cấu lại thị trường tài chính; (6) Về cơ cấu lại thị trường khoa học và công nghệ và một số nội dung khác.
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)