Đề tài: Thể chế liên kết vùng kinh tế- xã hội ở Việt Nam: lý luận, thực trạng và định hướng giải pháp đến năm 2030
Nghiên cứu

Đề tài: Thể chế liên kết vùng kinh tế- xã hội ở Việt Nam: lý luận, thực trạng và định hướng giải pháp đến năm 2030

28/05/2020 - 5822 lượt xem

 

Tóm tắt đề tài

1. Tên đề tài: “Thể chế liên kết vùng kinh tế- xã hội ở Việt Nam: lý luận, thực trạng và định hướng giải pháp đến năm 2030”

- Cấp quản lý: cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: CN. Đỗ Thị Lê Mai, Ban Nghiên cứu Tổng hợp

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài: Đề tài sẽ đề xuất những giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể của đề tài: (i) Tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến thể chế liên kết vùng; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển và đang phát triển về thể chế liên kết vùng và rút ra bài học cho Việt Nam; (iii) Phân tích và đánh giá thực trạng thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong thời gian qua; (iv) Phân tích bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra đối với thể chế liên kết vùng trong thời gian tới; (v) Đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế liên kết vùng tại Việt Nam đến năm 2030.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 06 vùng kinh tế - xã hội và thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về không gian: (i) đề tài xem xét kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia trên thế giới về thể chế liên kết vùng; và (ii) 6 vùng kinh tế - xã hội.

- Về thời gian: phần phân tích thực trạng liên kết vùng và thể chế liên kết vùng ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay và đề xuất hoàn thiện thể chế liên kết vùng đến năm 2030.

- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thể chế liên kết nội vùng kinh tế - xã hội (tức là liên kết giữa các địa phương trong vùng), cụ thể là: (i) hệ thống quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách về liên kết vùng bao gồm cả liên kết bắt buộc và liên kết tự nguyện; (ii) các chủ thể có liên quan tham gia vào liên kết (gồm bộ máy điều phối liên kết vùng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc khu vực nhà nước và ngoài nhà nước); và (iii) Cách thức/công cụ, cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng (chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy liên kết vùng).

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong đề tài: (i) Cách tiếp cận từ lý thuyết về lợi ích; (ii) Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp; (iii) Tiếp cận theo khung cấu phần của thể chế, cụ thể là: (i) hệ thống quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách về liên kết vùng (còn được hiểu là “luật chơi”); (ii) các chủ thể có liên quan tham gia vào liên kết (hay “người chơi”); và (iii) cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng (“sân chơi”)

Phương pháp nghiên cứu: (i) Nghiên cứu tại bàn: rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về liên kết các địa phương trong vùng, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có sẵn (trong và ngoài nước) về lý luận và thực tiễn thể chế liên kết vùng; (ii) Phương pháp tham vấn chuyên gia thông qua Hội thảo khoa học

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến thể chế liên kết vùng.

Chương 2. Thực trạng thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

Chương 3: Một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội tại Việt Nam.


Tin tức khác