Sách
Sách

Thúc đẩy chuyển đổi số trong thương mại ở Việt Nam nhằm thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Trong những năm qua, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), với những đột phá công nghệ trong nghệ trong nhiều lĩnh vực then chốt như thông tin và truyền thông (ICT), năng lượng, vận tải, v.v. đã và đang có ảnh hưởng lớn đối với phương thức sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo cơ hội cho sự phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất ở quy mô toàn cầu. Trong đó, việc phát triển các công nghệ và ứng dụng ICT đã tạo nên những đột phá về chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực, cũng như góp phần phát triển kinh tế số. Đáng lưu ý, nhiều thảo luận chính sách chỉ ra rằng các nước đang phát triển không nhất thiết sẽ đi sau trong quá trình chuyển đổi số nói riêng và tiếp cận CMCN 4.0 nói chung. Thay vào đó, các nước đang phát triển có cơ hội để rút ngắn đắng kể chênh lệch phát triển nếu biết tranh thủ CMCN 4.0 ngay từ giai đoạn bắt đầu...

15/09/2023

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam

Trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đang dành sự quan tâm lớn hơn đối với mô hình kinh tế tuần hoàn. Ở Việt Nam, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn là một vấn đề mới, bao trùm nhiều các vấn đề kinh tế vĩ mô như tăng trưởng xanh, phát triển bền vững...

15/09/2023

Cải cách thể chế phát triển kinh tế tư nhân theo hướng bền vững ở Việt Nam

Cải cách thể chế phát triển kinh tế tư nhân theo hướng bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Hồng Minh (chủ biên), Nguyễn Thị Luyến, Lê Thanh Tùng, Phạm Đức Trung,…
Nhà xuất bản: Tài chính
Năm xuất bản: 2023

01/06/2023

Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Sách tham khảo)

 

Trải qua 35 năm đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường ( KTTT) định hướng XHCN và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ một trong những nước nghèo nhất thế giới và kém phát triển, Việt Nam đã trở thành một nước đang phát triển và tham gia nhóm nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2008. Những nền tảng cơ bản của một nền KTTT đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Quyền sở hữu tư nhân, đặc biệt sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được thừa nhận, ghi nhận và bảo hộ bằng pháp luật...

06/04/2022

Nhận diện kết quả, vấn đề và kiến nghị cải cách môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh ở nước ta vẫn còn nhiều rào cản, còn nhiều hạn chế về quyền tự do kinh doanh và ẩn chứa nhiều rủi ro, chưa đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát thì sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước còn mong manh do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn. Để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nhất là trong giai đoạn khó khăn phải thích nghi với bối cảnh dịch Covid-19, trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện nghiên cứu “Nhận diện kết quả, vấn đề và kiến nghị cải cách môi trường kinh doanh”…

27/05/2021

Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế sau đại dịch COVID-19: Đề xuất cho Việt Nam

Đại dịch COVID-19 kể từ đầu năm 2020 đã có những tác động bất lợi, sâu rộng, cả trực tiếp và gián tiếp đối với kinh tế toàn cầu. Đến thời điểm tháng 3/2021, đại dịch vẫn có những diễn biến hết sức khó lường, cho dù nhiều nước đã bắt đầu quá trình phổ biến vắc–xin. Quan ngại về suy giảm kinh tế, mất việc làm, v.v. do đại dịch COVID-19 gây ra đã khiến nhiều quốc gia thực thi các chính sách nới lỏng tiền tệ và triển khai các gói hỗ trợ tài khóa với quy mô chưa từng có tiền lệ. Bên cạnh tác động làm gia tăng rủi ro nợ toàn cầu và khả năng phục hồi không đều giữa các nền kinh tế, các biện pháp hỗ trợ này cũng đặt ra quan ngại về việc nhiều nước giảm sự lưu tâm đối với cải cách thể chế kinh tế.

24/05/2021

Nghiên cứu vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Di cư là hiện tượng xảy ra ở mọi quốc gia, là xu thế tất yếu và là động lực tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu lao động trong quá trình tái cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, di cư cũng sẽ làm tăng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng nơi đến và nảy sinh các vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với nữ di cư. Báo cáo “Nghiên cứu các vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” tập trung vào các nội dung chính như: (i) Tổng quan các vấn đề về giới trong di cư trong nước với tái cơ cấu kinh tế; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về di cư trong nước dưới góc độ giới; (iii) Khái quát về di cư trong nước trong quá trình tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua; (iv) Vấn đề cơ cấu lao động, thu nhập và các vấn đề xã hội của lao động di cư trong nước trong tái cơ cấu kinh tế dưới góc độ giới ở Việt Nam; (v) Hàm ý chính sách lồng ghép các yếu tố giới trong tái cơ cấu kinh tế đảm bảo quyền của phụ nữ di cư.

27/04/2021

Thực hiện hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế

Thực hiện hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế

Dù phải đối mặt với không ít khó khăn và hệ lụy tiêu cực về kinh tế do đại dịch COVID-19 trong năm 2020, Việt Nam vẫn có những nỗ lực khá sôi động và toàn diện để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nổi bật trong số đó là việc chủ trì thành công năm ASEAN 2020, phê chuẩn và thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Khác với các hiệp định thương mại chất lượng cao như EVFTA hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam tham gia RCEP với cách tiếp cận “tiệm tiến” hơn. Đặt trong bối cảnh tranh luận về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là thương mại, đầu tư nước ngoài, v.v. - đã trở nên “đa chiều” hơn, nhìn nhận về RCEP có đan xen cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực. Dù vẫn ghi nhận lợi ích ròng mà RCEP có thể mang lại, không ít ý kiến lo ngại về tác động khiêm tốn của Hiệp định này đối với chất lượng thể chế của Việt Nam. Bên cạnh đó, sau một thời gian dài chịu nhập siêu với khu vực RCEP và tác động của đại dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, các cơ quan nghiên cứu chính sách đã lưu tâm hơn đến yêu cầu cải thiện mức độ tự chủ của nền kinh tế khi thực hiện RCEP.

Báo cáo này tập trung phân tích những yêu cầu thể chế để thực hiện hiệu quả RCEP gắn với cải thiện mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo do nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện với sự tài trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform)…

 

 

20/01/2021

Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021: đổi mới để thích ứng

Năm 2020 chứng kiến đầy biến động của kinh tế Việt Nam. Diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 đòi hỏi Việt Nam, giống như các quốc gia khác, phải thực hiện những biện pháp phòng chống chưa từng có tiền lệ (giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, v.v.).

15/01/2021

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020: Tinh thần kiến tạo trong bối cảnh bình thường mới

Tiếp theo những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ấn tượng năm 2019, Việt Nam bước vào năm 2020 với không ít kỳ vọng và hứng khởi. Tuy vậy, diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 đòi hỏi Việt Nam, giống như các quốc gia khác, phải thực hiện những biện pháp phòng chống chưa từng có tiền lệ (giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, v.v.). Các biện pháp này là cần thiết và đóng góp đáng kể vào thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch, song cũng kéo theo hệ lụy không nhỏ đối với nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, Chính phủ đã nhanh chóng thực hiện một số biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

11/07/2020