Thông tin chuyên đề
Thông tin chuyên đề

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững nhằm thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP 26

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), trong giai đoạn 2011-2020, số lượng doanh nghiệp tăng 2,7 lần, trong đó tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 là 7,4%/năm, cao hơn mức bình quân giai đoạn 2011-2015 là 1,55 lần...

30/12/2022

Những khó khăn trong việc nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam: góc nhìn từ đặc điểm của lực lượng lao động

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến tăng NSLĐ. Nguồn nhân lực của chúng ta đang có sự gia tăng nhưng quy mô không lớn như trước do chúng ta đã bước vào giai đoạn già hoá dân số. Chất lượng nguồn nhân lực tuy có sự cải thiện, nâng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam hiện đạt khoảng 23% năm 2019 so với 53% của Indonesia, 51% của Philippines…

30/12/2022

Những khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo. Theo Đại từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 1998), nghèo là không đủ những điều kiện vật chất tối thiểu cho cuộc sống. Theo Ngô Trường Thi (2014), nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương...

30/12/2022

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường: kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

Nhiều nghiên cứu cho thấy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn là vấn đề quan tâm và tranh luận ở các nước và là một trong những trọng tâm đổi mới DNNN...

30/12/2022

Tăng cường hiệu quả hoạt động mô hình điều phối vùng kinh tế trọng điểm: Kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị chính sách

Hiệu quả điều phối và liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này tác động lớn đến kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã bắt đầu ban hành một số quyết định nhằm cải thiện sự phối hợp phát triển giữa các tỉnh, thành phố ở vùng thủ đô và các vùng khác thông qua các quyết định hình thành vùng kinh tế - xã hội và vùng kinh tế trọng điểm...

30/12/2022

Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022

Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn có một số kết quả khá tích cực. Việc giữ được đà tăng trưởng dương ở mức 2,58% trong năm 2021 là rất quan trọng khi mà chúng ta mới chỉ chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021...

 

06/01/2022

Kinh tế tư nhân tại Việt Nam trong bối cảnh mới

  Vũ Thị Minh Thúy

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Đại dịch COVID-19 hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp và đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng nên các đợt dịch COVID-19 xuất hiện tại các địa phương đã mang lại nhiều tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế- xã hội đất nước, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục; khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...

30/12/2020

Một số bài học kinh nghiệm về thúc đẩy liên kết nội vùng

Trần Thị Thu Hương

Ban Nghiên cứu tổng hợp 

Liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng (liên kết giữa các chủ thể trong cùng một vùng) nói riêng chính là sự hợp tác và chia sẻ thông tin, nguồn lực, hoạt động và khả năng của các tổ chức/cơ quan giữa các vùng hoặc trong một vùng nhằm mang lại lợi ích chung cho toàn vùng mà không một tổ chức/cơ quan riêng lẻ nào có thể đạt được. Chính vì vậy, liên kết nội vùng luôn được coi là một công cụ hữu hiệu nhằm phát triển vùng một cách bền vững. Mặc dù những năm gần đây, các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy liên kết nội vùng ở Việt Nam, đặc biệt là liên kết các chính quyền địa phương đã được ban hành, nhưng dường như liên kết vùng vẫn còn khá “lỏng lẻo”, chưa thực sự hiệu quả. Có rất nhiều nguyên nhân cản trở quá trình liên kết nội vùng ở Việt Nam thời gian qua, trong đó có nguyên nhân về cơ chế, chính sách và việc thực thi cơ chế chính sách liên kết vùng.

 

30/12/2020

Cùng tạo giá trị: tổng quan nghiên cứu và một số mô hình tại Việt Nam

Nguyễn Văn Thịnh

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Ngày nay các hoạt động cùng tạo giá trị đang diễn ra trên một quy mô lớn chưa từng có, với tốc độ ngày càng gia tăng. Trong top 10 công ty lớn nhất thế giới năm 2019 về mức độ vốn hoá thị trường, có tới 6 công ty đầu tư và thành công lớn nhờ các hoạt động cùng tạo giá trị với trong hệ sinh thái của mình là Apple, Alphabet, Amazon, Facebook, Alibaba và Tencent holdings. Nhờ các ứng dụng công nghệ, các công ty này đã tạo khả năng để khách hàng trở thành chính nhân công để cùng sản xuất và sáng tạo giá trị trong hệ sinh thái gắn với các sản phẩm của công ty. Hàng triệu người sử dụng đã lập trình hàng triệu ứng dụng cho Apple Store, Google Play. 2,5 tỷ người dùng mạng xã hội của facebook đã tạo ra luồng thông tin, tri thức khổng lồ, các gian hàng và sản phẩm cực kỳ đa dạng cho chính mạng lưới. Bên cạnh đó, trong mô hình kinh doanh của Amazon, Alibaba, Grab mọi khách hàng đều có thể trở thành những người cộng tác, giám sát, đánh giá chất lượng...

30/12/2020

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết nội vùng ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030

Lê Phương Nam

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Hiến pháp 2013 có đề cập “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế,…, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, đảm bảo tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”(Điều 52). Bên cạnh đó, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm lớn đến liên kết vùng, theo hướng: (i) thí điểm khuyến khích liên kết vùng bằng cơ chế hỗ trợ tài chính, theo đó “Ngân sách trung ương hỗ trợ mức vốn tối thiểu 10% so với tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương phân bổ cho các địa phương trong vùng (vùng ĐBSCL) để thực hiện các chương trình, dự án liên kết khi có đủ điều kiện đầu tư theo quy định; và (ii) cụ thể hóa các nhiệm vụ của bộ máy vùng (Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ và Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL) cũng như kiện toàn tổ chức bộ máy vùng KTTĐ và vùng ĐBSCL...

30/12/2020