03/11/2021 - 8437 lượt xem
Trong khuôn khổ Dự án Cải cách kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ qua Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ). Ngày 03/11/2021 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo trực tuyến về “Nâng cao vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”. Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có ông Michael Krakowski - Giám đốc kiêm Cố Vấn trưởng Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô và Tăng trưởng xanh, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, cùng với các cán bộ nghiên cứu của Viện.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá đây là một chủ đề hết sức quan trọng và mong muốn nỗ lực hơn nữa của các bên trong việc thu hút các doanh nghiệp, thu hút khu vực tư nhân tham gia một cách chủ động thực sự, để đóng góp vào tăng trưởng xanh và nhìn nhận đây là một phương án kinh doanh và có khả năng cạnh tranh tương đối cao. Hội thảo nhằm thảo luận một số nội dung liên quan tới: vai trò của đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và dịch vụ môi trường; chính sách huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo trực tuyến
Thay mặt nhóm nghiên cứu, ông Hồ Công Hòa, Phó trưởng Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội - CIEM trình bày báo cáo. Ông Hòa nhấn mạnh: vai trò của doanh nghiệp ngoài nhà nước trong lĩnh vực tăng trưởng xanh ngày càng quan trọng, lớn về số lượng, nhưng quy mô còn rất khiêm tốn. Giai đoạn 2010-2019, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và môi trường tăng mạnh, đặc biệt là đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo, nước sạch, dịch vụ thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư, doanh thu của doanh nghiệp ngoài nhà nước không tương xứng với số lượng doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Để thu hút mọi nguồn lực đầu tư tư nhân tham gia đầu tư cho tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 nói chung, lĩnh vực năng lượng tái tạo, dịch vụ môi trường nói riêng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, nâng cao chất lượng khung pháp lý và năng lực thực hiện hiệu quả trong thực hiện chính sách.
Nhóm nghiên cứu tập trung vào 2 khía cạnh:
(i) Vai trò của đầu tư tư nhân trong hai lĩnh vực cụ thể là năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối), và dịch vụ môi trường (cấp, thoát nước, xử lý nước thải, thu gom, xử lý chất thải rắn, tái chế phế liệu và dịch vụ môi trường khác).
(ii) Chính sách huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam, bao gồm các chính sách thu hút đầu tư tư nhân cho năng lượng tái tạo, thu gom và xử lý, tái chế chất thải rắn, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số phát hiện chính:
(i)Vai trò của doanh nghiệp ngoài nhà nước trong lĩnh vực tăng trưởng xanh ngày càng quan trọng, lớn về số lượng, nhưng quy mô còn rất khiêm tốn. Giai đoạn 2010-2019 số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và môi trường tăng mạnh, đặc biệt là đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo, nước sạch, dịch vụ thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn. Tuy nhiên, doanh thu của doanh nghiệp ngoài nhà nước không tương xứng với số lượng doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
(ii) Để thu hút mọi nguồn lực đầu tư tư nhân tham gia đầu tư cho tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 nói chung, lĩnh vực năng lượng tái tạo, dịch vụ môi trường nói riêng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, nâng cao chất lượng khung pháp lý và năng lực thực hiện hiệu quả trong thực hiện chính sách. Cụ thể, nên ưu tiên thực hiện một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh thể chế hóa quan điểm của Đảng về các định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế tư nhân;
- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, từng bước tạo dựng thị trường năng lượng đầy đủ theo cơ chế thị trường; đảm bảo thông thoáng, minh bạch, công bằng giữa mọi thành phần kinh tế. Áp dụng các công cụ kinh tế như phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài chính xanh; thúc đẩy quá trình triển khai chính sách mua sắm công xanh; nghiên cứu khả năng áp dụng thuế các-bon theo lộ trình phù hợp nhằm định hướng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của xã hội trong tương lai;
- Thống nhất quan điểm xây dựng một hành lang pháp lý, cơ chế chính sách vừa bắt buộc, vừa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho tăng trưởng xanh, thực thi trách nhiệm xã hội đối với môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
- Nghiên cứu ban hành các cơ chế thí điểm triển khai các dự án PPP (như thu gom và xử lý chất thải, cấp nước sạch…) có quy mô nhỏ hơn 200 tỷ đồng ở các vùng nông thôn, đô thị nhỏ làm cơ sở cho việc điều chỉnh bổ sung Luật PPP;
- Nâng cao trách nhiệm người gây ô nhiễm phải trả tiền, ví dụ nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải hiện nay (10% giá nước sạch), đẩy nhanh thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng tạo sự công bằng theo đúng tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường;
- Đẩy nhanh chương trình cải cách hành chính, đổi mới hình thức lập kế hoạch theo kế hoạch trung và dài hạn, đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa DNNN, sớm ban hành các 3 hướng dẫn về cơ chế mua bán nợ, đặc biệt là hướng đẫn cụ thể về định giá, đấu thầu, đấu giá các khoản nợ để bán, và mở rộng thị trường mua bán nợ cho các công ty ngoài nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng thẩm định, đàm phán hợp đồng dự án PPP cho các bộ ngành và địa phương. Xây dựng các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về PPP cho toàn xã hội về vai trò của người dân trong việc chia sẻ gánh nặng tài chính cho dịch vụ chất thải với nhà nước.
- Công khai các quy hoạch năng lượng, ngành nước thải và chất thải rắn, bao gồm các dự báo lượng thải, hệ thống đấu nối, và các vấn đề liên quan khác nữa.
Kết thúc Hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các chuyên gia và nhận định đây là vấn đề không dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và xác định tầm nhìn trên thực tế. Phó Viện trưởng nhấn mạnh, cần nỗ lực và triển khai hơn nữa, cùng phối hợp với các chuyên gia trong nước, chuyên gia quốc tế, các đơn vị nghiên cứu, các viện nghiên cứu, phối hợp với cấp quốc gia và cấp địa phương để triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 2021-2030 được tốt nhất./.
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)