29/10/2017 - 6780 lượt xem
Được sự hỗ trợ của Quỹ Quốc tế Toshiba (TIFO), ngày 27 tháng 10 năm 2017, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Trường Chính sách công - Đại học Tokyo tổ chức Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản về “Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong xu thế hội nhập kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương”.
Diễn đàn là cơ hội để trao đổi, thảo luận về hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương và hàm ý đối với các nước định hướng xuất khẩu như Việt Nam và Nhật Bản, các định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản nhằm tối đa hóa lợi ích từ hội nhập kinh tế khu vực.
Ảnh: GS. Toshiro Nishizawa, Trường Chính sách công, Đại học Tokyo;TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng, Viện NCQLKTTW; Ông Kazuo Kusakabe, Trưởng Văn phòng đại diện,Toshiba Châu Á Thái Bình Dương phát biểu khai mạc Diễn đàn
Tại diễn đàn, các diễn giả và chuyên gia đã trình bày và thảo luận về các chủ đề: Chuyển biến hội nhập kinh tế trong bất định ở châu Á – Thái Bình Dương; Thúc đẩy hội nhập kinh tế châu Á - Thái Bình Dương: Cơ hội tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản; Hòa theo hội nhập kinh tế khu vực: Hàm ý đối với Việt Nam; Hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản hướng tới tăng cường khả năng phục hồi và tối đa hóa lợi ích từ hội nhập kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Các diễn giả và chuyên gia đều nhìn thấy các lợi ích của từng nền kinh tế khi thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng. Vì, các sáng kiến hội nhập cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn cao gắn với cải cách sâu rộng sau đường biên giới, qua đó tạo thêm động lực cho hoàn thiện thể chế kinh tế.
Ảnh: TS. Võ Trí Thành, một trong các diễn giả thuyết trình tại Diễn đàn
Trong những năm qua, nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh TPP, có thể kể tới Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hay Hiệp định thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Những sáng kiến này đã góp phần mang lại lợi ích cho Việt Nam và Nhật Bản cũng như các nền kinh tế thành viên, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường thương mại nội khối, tham gia và kết nối chặt chẽ hơn vào các mạng lưới sản xuất khu vực...
Dù vậy, những thay đổi đang diễn ra có thể ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập khu vực nói chung và việc hiện thực hóa các sáng kiến hội nhập nói riêng đang là mối lo của các giới nghiên cứu. Chẳng hạn, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa, lo ngại về phân bổ lợi ích từ hội nhập kinh tế khu vực… và đặc biệt là những bất định liên quan tới tiến trình đàm phán RCEP và vực dậy Hiệp định TPP. Các định chế trung gian như TPP, RCEP... có thể cần được điều chỉnh, song vẫn sẽ là những bước đi không thể thiếu trong tiến trình thúc đẩy hội nhập kinh tế vì thịnh vượng chung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ảnh: Các đại biểu tham dự Diễn đàn
Đối với riêng Việt Nam, từ năm 1986 tới nay, quá trình cải cách đã được thực hiện dựa trên 3 trụ cột. Môt là cải cách thể chế kinh tế định hướng thị trường. Hai là ổn định kinh tế vĩ mô. Ba là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo lập cơ hội và cải thiện năng lực tận dụng cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Những giai đoạn hội nhập mạnh mẽ nhất cũng là những giai đoạn Việt Nam cải cách sâu rộng nhất và đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Về vấn đề này, giới nghiên cứu nhấn mạnh, những thay đổi và bất định của hội nhập kinh tế khu vực không làm giảm động lực của Việt Nam tham gia quá trình hội nhập nhằm củng cố cơ hội phát triển bền vững.
Song song với quá trình thúc đẩy các sáng kiến hội nhập, Việt Nam nên tranh thủ thời gian tăng cường các bước chuẩn bị về khung chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo đó, hội nhập cần được lồng ghép thực chất hơn vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế trong nước. Việt Nam cũng cần hội nhập một cách chọn lọc hơn và, khi chọn được, cần thể hiện quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ hơn. Thu được lợi ích nhanh chóng thông qua thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán các sáng kiến hội nhập khu vực như RCEP hay TPP với những điều chỉnh tối thiểu có thể có ý nghĩa quan trọng, thay vì đợi chờ những hiệp định lớn hơn nhưng chậm thực thi và nhiều rủi ro hơn.
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản không chỉ dừng ở các chương trình hợp tác song phương, mà có thể tiến tới cùng đối thoại, cùng giải trình và thúc đẩy các sáng kiến hội nhập vì thịnh vượng chung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
TS. Nguyễn Đình Cung cho biết Nhóm chuyên gia sẽ cân nhắc, hoàn thiện bản kiến nghị về Tiếp tục thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương gửi các cấp có thẩm quyền của hai nước.
Ảnh: Nhóm chuyên gia Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản
Sau Diễn đàn Nghiên cứu Việt - Nhật hôm nay, nhóm chuyên gia có Tuyên bố Hà Nội liên quan đến thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và thúc đẩy hợp tác Việt - Nhật Bản.
Nội dung chi tiết Tuyên bố Hà Nội xem Tại đây.
Tài liệu Diễn đàn tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)