03/11/2014 - 2040 lượt xem
Tham dự buổi Hội thảo có Ngài Christain Brix Moller, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Lào; GS. Finn Tarp, GS. John Rand, Trường Đại học Copenhagen; chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, GS. Nguyễn Quang Thái, TS. Lê Đăng Doanh cùng các chuyên gia kinh tế, các đại diện ban ngành, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp và các tổ chức báo chí.
Ảnh: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM phát biểu tại Hội thảo
Thay mặt Nhóm nghiên cứu, GS. Finn Tarp và GS. John Rand trình bày Báo cáo tổng hợp thông tin từ cuộc Điều tra về Năng lực cạnh tranh và Công nghệ tại Việt Nam (TCS) năm 2013. Điều tra về Năng lực cạnh tranh và Công nghệ (TCS) thu thập số liệu ở cấp độ doanh nghiệp (DN) trong nhiều lĩnh vực, từ đầu tư, sáng tạo công nghệ tới trách nhiệm xã hội của DN (CSR). Báo cáo năm 2013 tập trung vào bộ số liệu chéo thu được trong vòng điều tra năm 2013 và bao gồm cả những thông tin liên quan đến các vòng điều tra năm 2011 và 2012.
Ảnh: Ngài Christain Brix Moller, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Lào
GS. Finn Tarp cho biết, Việt Nam là một trong những nền kinh tế trong tương lai. Nền kinh tế Viên Nam tăng trưởng nhanh – tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm từ 2000-2013. Điều này đã làm thay đổi bản chất của các hoạt động kinh tế. Chất lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước được nâng cao, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, vấn đề cạnh tranh và công nghệ là những yếu tố quan trọng trong việc đổi mới và phát triển. Tiếp nhận công nghệ rất quan trọng để thúc đẩy cạnh tranh đối với DN và nền kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam. GS. Finn Tarp cũng cho biết, mọi thứ đang dần thay đổi, tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể giữa DN trong nước và DN nước ngoài, DN lớn và DN nhỏ ở VIệt Nam.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế đánh giá cao bản báo cáo này do đã đề cập sâu đến vấn đề trách nhiệm xã hội của DN và vấn đề năng suất lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, bà Chi Lan cũng khuyến nghị một số vấn đề cần bổ sung vào bản báo cáo. Thứ nhất, cần phân tích rõ những biến động và thay đổi trong tình hình phát triển công nghệ của DN trong những năm gần đây, đồng thời cung cấp thêm số liệu về tỷ lệ phần trăm DN đã ngưng hoạt động (trong khoảng thời gian tiến hành điều tra). Thứ hai, cần tập trung phân tích năng suất lao động ở Việt Nam, cần so sánh với các nước để từ đó có những khuyến nghị cho việc thúc đẩy tăng năng suất lao động. Thứ ba, cần đưa ra được khuyến nghị chính sách để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ của Nhà nước mang tính thị trường như cung cấp thông tin và tư vấn cho DN. Ngoài ra, cần có những bài phỏng vấn sâu với một số trường hợp để nâng thêm độ sâu của nghiên cứu, đặc biệt đi sâu vào ngành, vùng, từ đó cho thấy sự khác biệt về công nghệ giữa các DN với những mặt mạnh và yếu trong việc sử dụng công nghệ. Đồng thời, ưu tiên chọn lựa 2 lĩnh vực để phát triển công nghệ: lĩnh vực xanh (tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường) và lĩnh vực sáng tạo.
Ảnh: Toàn cảnh buổi Hội thảo công bố báo cáo
GS. Nguyễn Quang Thái cho rằng, Báo cáo này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, nêu được những số liệu đóng góp tích cực cho năng lực cạnh tranh của các DN. Nhưng, bản Báo cáo còn thiếu phần điều tra về lý do vì sao công nghệ của DN Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được chuỗi cung cấp công nghệ với toàn cầu và đưa ra một số khuyến nghị cho các DN Việt Nam trong vấn đề đổi mới và phát triển công nghệ.
Hội thảo công bố báo cáo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực từ các chuyên gia kinh tế với mong muốn các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam trong tương lai sẽ có môi trường cạnh tranh mới, công nghệ đổi mới được nâng cao, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng và vấn đề trách nhiệm xã hội liên quan chặt chẽ với mối liên kết giữa DN trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kết thúc buổi Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại tự do với EU, với các đối tác thuộc Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nếu như DN trong nước không được hỗ trợ những giải pháp về công nghệ, năng suất thì các DN sẽ không thể cạnh tranh nổi và sẽ thất bại ngay trên sân nhà. Với báo cáo này, có thể còn một số nội dung chưa được đề cập chuyên sâu nhưng hy vọng sẽ là nguồn số liệu giúp cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về thực trạng công nghệ, năng suất và lợi nhuận của khu vực kinh tế tư nhân đang lớn mạnh dần ở Việt Nam.
Tài liệu Hội thảo xem tệp đính kèm hoặc tham khảo tại Thư viện CIEM./.
Tệp đính kèm:
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)