19/11/2014 - 2568 lượt xem
Ngày 14/11 vừa qua tại Hà Nội, CIEM đã tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia về bản Báo cáo này. Hội thảo do Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung- Viện trưởng CIEM chủ trì với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế và cố vấn cấp cao.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung đã trình bày những nội dung chính trong Báo cáo như tình hình kinh tế vĩ mô quý III, triển vọng và một số điều chỉnh chính sách quan trọng. Ông đã thẳng thắn nêu các quan điểm về tình hình tăng trưởng kinh tế và cải cách kinh tế Việt Nam hiện nay: nên tiếp tục ổn định vĩ mô (mức lạm phát mục tiêu dưới 5% như Nghị quyết Quốc hội là hợp lý); thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thận trọng; kết hợp tài khóa thắt chặt và tiền tệ nới lỏng; thu hút đầu tư nhưng quan trọng hơn là hiệu quả cải thiện đầu tư. Trọng tâm chính sách phải tập trung vào cải thiện chất lượng phía cung: giảm rủi ro, chi phí, tăng tự do và an toàn kinh doanh; không chú ý quá nhiều đến tăng tổng cầu bằng các giải pháp tài khóa và tiền tệ. Theo ông Cung, tốt nhất là thật sự cải cách thể chế, tháo bỏ các nút thắt để mở đường cải cách kinh tế (làn sóng cải cách lần thứ 2); xác định lại vai trò nhà nước và thị trường. Tuy nhiên một phương án khác có thể là tập trung thực hiện tốt các chính sách, luật mới ban hành có nội dung tốt (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Nghị quyết 19...), cải cách giấy phép kinh doanh, giấy phép chuyên ngành xuất nhập khẩu, hoàn thiện, đạt chất lượng tốt các luật căn bản của thể chế thị trường.
Phần trình bày của Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung đã gợi mở nhiều vấn đề để thảo luận. Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Báo cáo cần tập trung phân tích sâu hơn các phần ngân sách, bội chi, nợ công, các vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp tới “sức khỏe” của nền kinh tế Việt Nam như tín dụng, nợ xấu, tài sản thế chấp. Ông Doanh cũng đưa ra những băn khoăn về chất lượng giám sát và quản lý Ngân hàng, ông Doanh cũng đề nghị sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan, kể cả pháp luật và các thể chế tín dụng và quy trình này cần phải được làm công khai, minh bạch.
Tại Hội thảo, Bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế đã chia sẻ những trăn trở về quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam như tiến độ và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cách thức thực hiện, việc tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và việc tạo điều kiện để khu vực tư nhân phát triển.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) nhắc đến sự biến mất của những DN tư nhân lớn, đến số doanh nghiệp (DN) tạm dừng hoạt động trong tháng 10/2014 tăng tới 57% so với tháng trước đó..."Dư địa để cải cách môi trường kinh doanh còn rất lớn khi hàng loạt những điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đang được rà soát. Ngay cả quy định về gỡ bỏ trần chi phí quảng cáo tưởng như không thể bỏ được sau cả chục năm DN kiến nghị thì cũng đã được Bộ Tài chính đề nghị bỏ. Vấn đề ở đây là tư duy vì DN, hỗ trợ và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi của những nhà hoạch định chính sách”, ông Tuấn đặt vấn đề.
Ảnh: Toàn cảnh hội thảo
Đang có sự đồng thuận khá lớn trong các chuyên gia kinh tế về yêu cầu khơi dậy tinh thần kinh doanh của DN, với khuyến nghị người đứng đầu Chính phủ, các bộ, ngành phải đi đầu trong chuyển mối quan hệ Chính phủ - DN từ “chủ thể quản lý - đối tượng quản lý” sang “quan hệ đối tác phát triển trong giải quyết các vấn đề xã hội”.
Như phân tích của ông Nguyễn Quang Thái, chuyên gia kinh tế, cộng đồng DN chính là đối tượng tạo ra động lực, sự năng động của nền kinh tế. “Có nghĩa là, phải tái cơ cấu chính đội ngũ này, thông qua việc nâng cao hiệu quả của khu vực DN trong nước. Để làm được điều đó, cần có tư duy quản trị nhà nước mới”.
Nhìn chung, các đại biểu tham dự đều hoan nghênh việc CIEM thực hiện Báo cáo kinh tế vĩ mô hàng quý, đóng góp những ý kiến quý báu để CIEM hoàn thiện Báo cáo quý III/2014 và tiếp tục thực hiện các báo cáo quý sau.
Nguồn: crv.org.vn
Tài liệu Hội thảo xem tại đây hoặc tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)