12/08/2014 - 2775 lượt xem
Ngày 11/08/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôxtrâylia (DFAT) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án và toạ đàm trao đổi về “Các rào cản đối với tăng trưởng năng suất – kinh nghiệm quốc tế và các bài học đối với Việt Nam”. Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Hugh Borrowman, Đại sứ Ôxtrâylia tại Việt Nam nói: “Viện Nam đang tham gia vào các hiệp định kinh tế quốc tế và khu vực hàm chứa yêu cầu thế hệ mới các cải cách. Ôxtrâylia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình cải cách này. Nếu những cải cách này được thực hiện. Việt Nam sẽ tiếp tục lớn mạnh cả về thế và lực. Rõ ràng, đây là kết quả tốt cho Việt Nam nhưng cũng là kết quả tốt cho Ôxtrâylia và rộng hơn là cho khu vực”.
Ảnh: Ông Hugh Borrowman, Đại sứ Ôxtrâylia tại Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong gần 30 năm qua đã đạt được những thành tựu lớn trên nhiều mặt. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển đổi tích cực theo hướng hiện đại. Kinh tế vĩ mô trong suốt thời kỳ cơ bản duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế nhìn chung vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay đã bộc lộ không ít yếu kém nội tại. Tăng trưởng GDP đang có xu hướng chậm lại; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động còn bất hợp lý; hiệu quả đầu tư và năng suất lao động còn thấp; chưa thu hẹp được khoảng cách về năng suất lao động so với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc triển khai Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam hứa hẹn đem lại những kết quả thiết thực cho Việt Nam và cũng là kết quả của quá trình hợp tác toàn diện của các bên liên quan.
Ảnh: Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội thảo
Các mục tiêu của Dự án, gồm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy năng suất lao động, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập; và nâng cao tính minh bạch trong các quy định kinh doanh và giảm tham nhũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng năng suất và cải thiện môi trường kinh doanh. Dự án bao gồm 3 hợp phần và một Quỹ linh hoạt. Ba cơ quan tham gia Dự án là Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Viện Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Quỹ linh hoạt được thiết kế để nhằm giải quyết những vấn đề ưu tiên cấp bách khác liên quan đến Đề án tái cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, Dự án cũng hỗ trợ Ban Kinh tế Trung ương, Uỷ ban kinh tế quốc hội và một số cơ quan khác để thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế.
Dự án được thiết kế nhằm mang lại giá trị gia tăng cho các báo cáo phân tích chính sách hiện hành và quá trình cải cách ở Việt Nam thông qua quá trình xây dựng năng lực phân tích chính sách dựa trên cơ sở bằng chứng; hỗ trợ giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình tái cơ cấu kinh tế; hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu một sốt ngành/lĩnh vực cần có sự hợp tác giữa nhiều bọ ngành để xác định các rào cản đối với quá trình thực thi chính sách và đề xuất các giải pháp lựa chọn để xóa bỏ rào cản; tăng cường đối thoại với các nhà hoạch định chính sách, công luận, giới học giả và chính trị gia; sử dụng truyền thông để tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của tái cơ cấu nhằm đạt được sự đồng thuận cao hơn trong quá trình thực hiện các biện pháp cần thiết thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM trình bày tham luận tại Hội thảo
Giai đoạn đầu của Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 12 năm 2016. Chính phủ Ôxtrâylia sẽ hỗ trợ tài chính trị giá 3.100.000 đô la Úc bao gồm thỏa thuận tài trợ trực tiếp và hỗ trợ kỹ thuật. Chính phủ Việt Nam sẽ cung cấp hỗ trợ bằng hiện vật ước tính trị giá 135.000 đôla Úc.
Cũng tại buổi hội thảo khởi động, ông Mike Woods, Phó Chủ tịch Uỷ ban năng suất Ôxtrâylia cũng giới thiệu kinh nghiệm về xây dựng, ban hành và thực thi chính sách pháp luật cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Theo ông Mike Woods, để xây dựng và soạn thảo quy định pháp luật tốt, cơ quan soạn thảo và xây dựng chính sách cần phải độc lập, có quy trình minh bạch và phải tập trung vào lợi ích của cộng đồng. Việc thực thi chính sách pháp luật cũng quan trọng như ban hành một quy định pháp luật tốt. Về chính sách cạnh tranh, doanh nghiệp Nhà nước cần phải cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân, không cho phép DNNN được hưởng lợi thế cạnh tranh nhiều hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác; cạnh tranh bình đẳng phải tuân theo quy tắc lợi ích phải lớn hơn chi phí mà nó tạo ra.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo khởi động Dự án RCV
Đại diện các tổ chức đến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam cùng các chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ Dự án, khi Dự án được thực hiện vào giai đoạn hiện nay của nền kinh tế, một giai đoạn cần thiết để thực hiện sửa đổi, cải cách thiết thực; tạo ra động lực thúc đẩy lớn cho quá trình tái cơ cấu, từ đó xây dựng và ban hành những quy định, chế tài phù hợp với tình hình kinh tế; đồng thời các đại diện cũng kiến nghị Dự án cần chú trọng đến vấn đề tham vấn các Doanh nghiệp, cộng đồng, các chuyên gia trong quá trình thực hiện để giúp cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước có được những bằng chứng tốt trong quá trình xây dựng, soạn thảo và ban hành chính sách pháp luật, cũng như giúp cho các Doanh nghiệp nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật mang lại môi trường cạnh tranh công bằng và lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cũng như của người dân Việt Nam./.
Tài liệu hội thảo có thể tham khảo tại Thư viện CIEM
Tệp đính kèm:
- Toàn văn bài phát biểu của Ông Raymond Mallon
- Toàn văn bài phát biểu của Tiến sĩ Michael Woods
Nguồn: Trung tâm Thông tin Tư liệu
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)