05/12/2024 - 658 lượt xem
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ nét nhằm khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới... cho các tỉnh, thành phố. Cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã quan tâm, từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách giúp thúc đẩy liên kết vùng. Các chủ thể liên quan, bao gồm các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, hộ gia đình… đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động liên kết vùng. Cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng bước đầu phát huy được hiệu lực và hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chủ động nghiên cứu, tham mưu Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội. Trong đó, đưa ra một loạt nhiệm vụ cho giai đoạn đến năm 2025, đồng thời đề ra các định hướng, giải pháp cho giai đoạn 2026-2030. Hiện nay, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiếp tục được giao chủ trì nhiệm vụ theo dõi, đánh giá và đề xuất các kiến nghị các giải pháp, chính sách nhằm hoàn thiện thể chế liên kết vùng trong giai đoạn tới đây. Để hướng tới các nhiệm vụ dài hạn, tạo động lực thực chất cho đổi mới về cơ bản thể chế liên kết vùng, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển liên kết vùng là rất cần thiết.
Từ yêu cầu đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách liên kết vùng tại Trung Quốc từ ngày 25-29/11/2024. Đoàn khảo sát do TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương làm Trưởng đoàn, với sự tham gia của đại diện các đơn vị đang trực tiếp tham gia vào quá trình tham mưu, thực thi chính sách liên kết vùng tại Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại Thành phố Bắc Kinh, Đoàn đã gặp gỡ và làm việc với Văn phòng quốc gia GIZ tại Trung Quốc; Viện Nghiên cứu cải cách và phát triển Trung Quốc; Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc; Hội đồng quốc tế về các sáng kiến môi trường địa phương khu vực Đông Á; Viện Nghiên cứu phát triển Trung Quốc.
Tiếp đoàn Việt Nam, Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tổ chức bộ máy quản lý vùng, cơ chế điều phối của chính quyền các cấp trong việc thực thi các chính sách liên kết vùng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Ủy ban Cải cách và phát triển – với tư cách cơ quan Trung ương tập trung quyền lực, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, ban hành, điều phối các nguồn lực và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy quá trình liên kết vùng tại Trung Quốc.
Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc
thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc
Chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình thực hiện chính sách liên kết vùng, Viện Nghiên cứu phát triển Trung Quốc nhấn mạnh đến sự kết hợp tổng thể các chính sách trong thúc đẩy liên kết vùng ở Trung Quốc bao gồm các nhóm chính sách về: Phát triển vùng, hình thành các hành lang kinh tế, các vùng động lực tăng trưởng, chính sách tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và quốc tế; các chính sách có tác động thúc đẩy liên kết vùng như chuyển đổi xanh hướng đến tăng trưởng bền vững, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và chính sách phát triển các ngành kinh tế.
Đoàn cán bộ CIEM làm việc với Viện Nghiên cứu phát triển Trung Quốc
Tại Thành phố Quảng Đông, Đoàn đã làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Quận Quang Minh, Thành phố Thâm Quyến và Viện Nghiên cứu khu vực vịnh lớn của Thành phố Quảng Châu (GIG).
Trao đổi cùng Đoàn, đại diện chính quyền Quận Quang Minh đã giới thiệu về quy hoạch phát triển của địa phương và vai trò của công tác quy hoạch đối với việc liên kết của địa phương với các địa phương khác trong cùng thành phố, trong tỉnh và với các vùng khác trong cả nước. Theo đó, việc xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia một cách hợp lý, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của địa phương và tăng cường tính liên kết nội tỉnh và liên tỉnh để tham gia vào các chuỗi giá trị, tạo không gian phát triển mới. Khai thác tốt hơn thế mạnh của các vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa chính trị, nguồn nhân lực trong bối cảnh và yêu cầu phát triển mới.
Đoàn cán bộ CIEM làm việc với chính quyền Quận Quang Minh, Thành phố Thâm quyến, Tỉnh Quảng Đông
Làm việc cùng Đoàn, Viện Nghiên cứu khu vực vịnh lớn của Thành phố Quảng Châu đã chia sẻ các chính sách thúc đẩy liên kết và sự phát triển của khu vực vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông - Macao (GBA). Theo đó, khu vực vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao là một trong những khu vực cởi mở và năng động về kinh tế nhất ở Trung Quốc và đóng vai trò chiến lược quan trọng trong mô hình phát triển mới của đất nước. Chính sách liên kết này đưa ra tầm nhìn chiến lược là phát triển các thành phố chủ chốt trong khu vực này thành các trung tâm trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, Hồng Kông sẽ được tăng cường vị trí là một trung tâm tài chính và thương mại, Thâm Quyến sẽ củng cố vai trò là một trung tâm công nghệ, trong khi Macau tập trung phát triển du lịch và thương mại. Trong đó nhấn mạnh đến cơ chế phối hợp hiệu quả giữa 3 khu vực với 3 chế độ thể chế khác nhau cũng như các chính sách thúc đẩy liên kết, cơ chế đối thoại,… dựa trên việc phát huy các lợi thế so sánh của các bên tham gia một cách khoa học, dân chủ, dựa trên luật pháp của nhà nước.
Đoàn cán bộ CIEM chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Viện Nghiên cứu khu vực vịnh lớn của Thành phố Quảng Châu
Nguồn: CIEM
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)