18/10/2021 - 1320 lượt xem
1. Tên đề tài: Đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Thanh Hồng
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài: Đề xuất hệ thống giải pháp đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Mục tiêu cụ thể của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quyền của cổ đông nhỏ và đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN và rút ra bài học cho Việt Nam.
- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học về thực trạng thực thi việc đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN ở Việt Nam so với các quy định pháp luật hiện hành.
- Đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN trong giai đoạn tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: DNNN trên phạm vi cả nước và khảo cứu kinh nghiệm của các nước OECD, Bangladesh, Ấn Độ và một số nước ASEAN gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.
+ Về thời gian: Việc đánh giá thực trạng đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN ở Việt Nam được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp về đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN ở Việt Nam được đề xuất nhằm áp dụng cho giai đoạn 2022-2030.
+ Phạm vi nội dung: bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây: Hệ thống các chủ trương, chính sách, pháp luật, kinh nghiệm quốc tế và việc tổ chức thực hiện việc đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN; các DNNN là CTCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và các chủ thể có liên quan đến việc đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN.
Đề tài lựa chọn đánh giá 04 trường hợp điển hình (gồm Vietnam Airlines, CTCP 22, Hanel và Vinamilk) về cơ chế đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ thông qua quản trị công ty.
5. Đối tượng và phương pháp tiếp cận nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN dưới hình thức CTCP ở Việt Nam
5.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau đây:
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về quyền của cổ đông nhỏ chủ yếu theo góc độ của kinh tế học thể chế, kinh tế học tân cổ điển.
+ Tiếp cận từ thực tiễn, nghiên cứu tài liệu về thực trạng đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ ở Việt Nam và trên thế giới dưới góc độ thể chế kinh tế, bao gồm nghiên cứu về chủ trương, chính sách, quy định pháp luật, tổ chức thực hiện và các chủ thể có liên quan.
+ Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, quan điểm, chính sách, quy định pháp luật của Đảng và Nhà nước về xây dựng chính sách tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia vào quá trình cơ cấu lại DN nhà nước thông qua việc góp vốn, mua cổ phần tới dưới góc độ kế thừa, phát triển.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn là chủ yếu, kết hợp với phương pháp nghiên cứu trường hợp:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn:
Đề tài đã thực hiện tổng quan tài liệu, tổng hợp, thống kê, so sánh, mô tả, phân tích, kế thừa các nguồn tài liệu, số liệu về cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN ở Việt Nam.
Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế được khai thác từ giáo trình của các cơ sở đào tạo; các báo cáo và ấn phẩm thông tin đã được xuất bản hoặc công bố trên mạng Internet của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan như WB, OECD.
Nguồn tài liệu để nghiên cứu thực trạng đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN ở Việt Nam được tổng hợp từ các báo cáo của cơ quan nhà nước; các nghiên cứu của tổ chức, cá nhân được công bố chính thức.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Đề tài thực hiện nghiên cứu 4 trường hợp điển hình (gồm Vietnam Airlines, CTCP 22, Hanel và Vinamilk) để đánh giá thực chứng việc đảm bảo các quyền của cổ đông nhỏ tại DNNN thông qua quản trị công ty và so sánh việc đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ thông qua quản trị công ty tại DNNN và tại DN ngoài nhà nước.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có các nội dung chính sau đây:
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại doanh nghiệp nhà nước
Chương 2. Thực trạng đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp đảm bảo quyền của cổ đông nhỏ tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn tới
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)