14/07/2023 - 731 lượt xem
Trong khuôn khổ hoạt động sinh hoạt khoa học của Đoàn Thanh niên Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dưới sự hỗ trợ của Hội đồng khoa học, sáng ngày 13 tháng 7 năm 2023, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên đã tổ chức một buổi Sinh hoạt khoa học chia sẻ về Luật Giao dịch điện tử. buổi Sinh hoạt khoa học do ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì. Người trình bày tại buổi Sinh hoạt là TS. Lê Quang Tú, thành viên chuyên trách tổ thường trực xây dựng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Bộ Thông tin và Truyền thông. Tham dự buổi Sinh hoạt bao gồm Đoàn viên thanh niên, và các cán bộ nghiên cứu trẻ tại Viện.
Phát biểu khai mạc buổi Sinh hoạt, Phó Viện trưởng Nguyễn Hoa Cương đã nêu ra dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra nhiều yêu cầu liên quan đến tính pháp lý đối với giao dịch trên môi trường mạng, môi trường số. Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 22/6/2023, và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Trình bày tại buổi Sinh hoạt, TS. Lê Quang Tú diễn giải nguồn gốc của Luật Giao dịch điện tử dịch tử là một luật không phải do Chính phủ xây dựng, mà do Ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội xây dựng.
TS. Lê Quang Tú, Thành viên chuyên trách tổ thường trực xây dựng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi),
Bộ Thông tin và Truyền thông
TS. Lê Quang Tú cho biết từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước phát triển trên thế giới đều có Luật giao dịch điện tử như các nước phương Tây, và cả các nước Châu Á như Singapore, Indonesia, Ấn Độ,… để quản lý các vấn đề về chữ ký điện tử, thông tin trong thông điệp dữ liệu và giao kết hợp đồng điện tử.
Sửa đổi Luật giao dịch điện tử có 06 chính sách mới bao gồm: Luật này sẽ giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số; luật nào trước đây chưa quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử; Giao dịch điện tử có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống; Các cơ quan, tổ chức sẽ không thể viện dẫn việc chưa có quy định để từ chối giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; Quy định giao dịch điện tử toàn trình, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống; và quy định về chuyển đổi giữa giấy và điện tử thông suốt, không rào cản.
Ngoài ra, một trong những vấn đề trong quá trình sửa đổi Luật Giao dịch điện tử liên quan đến thông điệp dữ liệu từ định nghĩa cho đến giá trị pháp lý. Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tiếp tục khẳng định là thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý và không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ trong tố tụng chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Sự khác biệt của chữ ký số và chữ ký điện tử được phản ánh bởi chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là chữ ký trên môi trường điện tử đáp ứng hai mục tiêu của chữ ký, một là xác nhận sự đồng ý của người ký và hai là xác nhận tính pháp lý của chữ ký. Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử áp dụng một công nghệ cụ thể để xác định tính pháp lý của chữ ký.
Qua quá trình trao đổi từ các đoàn viên, nghiên cứu viện tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Lê Quang Tú chia sẻ thêm về việc tạo sự thông thoáng cho các giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, hải quan từ Luật giao dịch điện tử sửa đổi cụ thể là mặc dù hiện nay các giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng chỉ là xác thực điện tử nhưng Luật giao dịch điện tử sửa đổi có tạo thông thoáng thông qua quy định về tính pháp lý của xác thực điện tử sẽ tuân thủ pháp luật chuyên ngành tương ứng.
Toàn cảnh buổi Sinh hoạt
Có thể thấy rằng, Luật giao dịch điện tử sửa đổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý của Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay.
Phát biểu bế mạc, Phó Viện trưởng Nguyễn Hoa Cương gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Quang Tú và toàn thể đoàn viên thanh niên và các cán bộ nghiên cứu tại Viện đã tích cực đóng góp ý kiến, chia sẻ thông tin tại buổi Sinh hoạt này. Trên cơ sở đã tổ chức một buổi Sinh hoạt khoa học thành công và đạt được nhiều giá trị, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiếp tục nghiên cứu, và triển khai tổ chức thêm nhiều hoạt động bổ ích và thú vị hơn trong tương lai, đóng góp vào quá trình tham mưu chính sách cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong Viện.
Nguồn: Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)