26/04/2023 - 3889 lượt xem
Sáng ngày 26/4/2023, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ Công bố “Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) xây dựng. Đây là Báo cáo đầu tiên về kinh tế Việt Nam do OECD và ADB thực hiện dựa trên đề xuất của OECD và ADB với Chính phủ Việt Nam. Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trao đổi, đóng góp xây dựng nội dung Báo cáo. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là đơn vị được giao làm đầu mối của MPI trong suốt quá trình thực hiện Báo cáo từ năm 2022 đến nay.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đồng chủ trì Lễ Công bố.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc buổi lễ
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu (Ảnh: MPI)
Tham dự Lễ công bố Báo cáo có ông Vincent Koen, Phó Vụ trưởng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng các đại diện đến từ các Bộ, viện nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế và đơn vị truyền thông đến đưa tin.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ: Lãnh đạo Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trao đổi, đóng góp về nội dung và tổ chức công bố Báo cáo. Quá trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan với OECD và ADB trong các hoạt động rất chất lượng, thậm chí có thể đánh giá là “chưa từng có tiền lệ”. Sau gần 1 năm thực hiện, các Bộ, ngành Việt Nam đã gửi tới vài chục lượt văn bản góp ý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tham dự cuộc họp về Báo cáo tại trụ sở OECD, Paris, Pháp vào tháng 9/2022. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều phối, phối hợp rất tích cực, chặt chẽ với các bộ ngành, với OECD và ADB trong các hoạt động hợp tác. Các Bộ, ngành cũng kỳ vọng nhiều vào quá trình hợp tác với OECD và ADB, đặc biệt là mong muốn lắng nghe những đánh giá, kiến nghị khách quan, “có giá trị” từ phía OECD và ADB.
Đánh giá về chất lượng của Báo cáo, Thứ trưởng cho rằng, “Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023” là một tài liệu quan trọng, với những đánh giá khoa học, khách quan và có tính xây dựng. Báo cáo là tài liệu tham khảo quan trọng đối với nhiều Bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam trong quá trình tham mưu xây dựng chính sách trong thời gian tới.
Ông Vincent Koen, Phó Vụ trưởng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phát biểu
Trình bày những nội dung chính của Báo cáo, ông Vincent Koen, Phó Vụ trưởng, OECD cho thấy, “Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023” đưa ra 3 thông điệp chính. Thứ nhất, chính sách kinh tế vĩ mô cần giúp tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, ưu tiên là giảm thiểu tác động của giá năng lượng cao thông qua hỗ trợ có đối tượng mục tiêu cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương, thay vì thực hiện những biện pháp tài khóa mở rộng hơn nữa. Trong trung hạn, phải củng cố các khung chính sách kinh tế vĩ mô bằng cách cải thiện tính bền vững tài khóa thông qua mở rộng cơ sở thuế. Đồng thời, cần tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và giảm quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức. Thứ hai, để duy trì tăng trưởng kinh tế cao sau khi phục hồi, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số. Thứ ba, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần phải duy trì mức đầu tư cao cho năng lượng tái tạo và theo đuổi hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn.
Ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, MPI phát biểu
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, MPI chia sẻ: Báo cáo đã được xây dựng rất công phu, khoa học, có sự phối hợp, tham gia chặt chẽ của các Bộ, cơ quan, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư; thể hiện được sâu sắc, toàn diện nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nổi bật, cả trong ngắn hạn năm 2023, cũng như trong trung và dài hạn của Việt Nam. Báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp thông tin phong phú cho các bộ, cơ quan trong hoạt động tham mưu, điều hành kinh tế - xã hội.
Tại Lễ Công bố Báo cáo, các chuyên gia đến từ OECD, ADB đã đánh giá cao chất lượng báo cáo cũng như sự phối hợp, đóng góp xây dựng nội dung Báo cáo của CIEM trong suốt thời gian qua. Các đại biểu cũng tập trung trao đổi, thảo luận về nội dung của Báo cáo, về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tạo nền tảng để đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; về thúc đẩy chuyển đổi số và phục hồi xanh; việc huy động các nguồn lực cũng như các ưu tiên để Việt Nam duy trì phát triển bền vững,…
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Phát biểu bế mạc, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh: Báo cáo do OECD thực hiện cho Việt Nam rất có ý nghĩa cho các cơ quan hoạch định chính sách, các độc giả quan tâm. Trong quá trình thực hiện Báo cáo, việc tham gia tích cực của các đơn vị ở Việt Nam đã giúp cho các đơn vị, các chuyên gia của OECD, ADB hiểu thêm thực tiễn những vấn đề liên quan đến thực trạng và cách tiếp cận các chính sách của Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu và báo cáo trình Lãnh đạo Chính phủ về kết quả của Báo cáo cũng như kết quả của Lễ Công bố. Thay mặt các cơ quan của Việt Nam, TS. Trần Thị Hồng Minh cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình của OECD và ADB trong thời gian qua để có được một Báo cáo chất lượng và mong rằng trong thời gian tới, các cơ quan Bộ, ngành của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với OECD và ADB để trao đổi thêm về các vấn đề phát triển kinh tế Việt Nam./.
Nguồn: Trung tâm đào tạo, tư vấn và thông tin tư liệu
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)