15/02/2023 - 5733 lượt xem
Ngày 15 tháng 02 năm 2023, tại Khách sạn Pan Pacific, Hà Nội, với sự tài trợ của Quỹ Quốc tế Toshiba (TIFO), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Trường Chính sách công–Đại học Tokyo (GraSPP) tổ chức Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam – Nhật Bản về “Thúc đẩy hợp tác Nhật Bản – Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh sau dịch bệnh COVID-19”. Đây cũng là sự kiện chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, Ông Kazuo Kusakabe, Trưởng đại diện Toshiba Châu Á - Thái Bình Dương và TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đồng chủ trì Diễn đàn.
Tham dự Diễn đàn có các đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ, ngành, các Viện Nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia và các cơ quan thông tấn báo chí đến đưa tin.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh chia sẻ: Là một nền kinh tế đang phát triển và có độ mở cao, Việt Nam cũng hứng chịu không ít tác động trực tiếp và gián tiếp từ biến đổi khí hậu toàn cầu. Dù đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Những thách thức này trở nên phức tạp hơn khi mà Việt Nam đang tiếp tục quá trình gia tăng dân số, đô thị hóa, và công nghiệp hóa, trong khi còn chậm chuyển đổi từ cách tiếp cận kinh tế tuyến tính truyền thống sang cách tiếp cận đa chiều, hiện đại, kéo theo hệ lụy ngày càng nghiêm trọng đối với nguồn cung tài nguyên (bao gồm đất đai), lượng chất thải lớn, an ninh môi trường và an ninh nguồn nước.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, Ông Kazuo Kusakabe, Trưởng đại diện Toshiba
Châu Á - Thái Bình Dương và TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược
Thương hiệu và Cạnh tranh đồng chủ trì Diễn đàn
TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: Trong những năm qua, Nhật Bản giữ vững vị trí là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác kinh tế song phương ngày càng đi vào chiều sâu, có những bước phát triển thực chất và ngày càng được tăng cường, mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, năm 2021, Nhật Bản và Việt Nam đã ký kết hợp tác về tăng trưởng các-bon thấp giai đoạn 2021-2030. Nhật Bản đã và đang tiến hành hỗ trợ toàn diện quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam thông qua “Sáng kiến chuyển đổi năng lượng châu Á (AETI)”. Bên cạnh đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đi vào thực hiện, hay Khung khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) đang trong quá trình đàm phán, cùng có những nội dung hợp tác liên quan đến tăng trưởng xanh.
Tiếp đó, Ông Kazuo Kusakabe, Trưởng đại diện Toshiba Châu Á - Thái Bình Dương, Văn phòng tại Hà Nội chia sẻ: trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, Tập đoàn Toshiba mong muốn đóng góp vào Tăng trưởng Xanh thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Ông Kazuo Kusakabe, Trưởng đại diện Toshiba Châu Á - Thái Bình Dương, Văn phòng tại Hà Nội
GS. Toshiro Nishizawa, Trường Chính sách công, Đại học Tokyo nhấn mạnh: Năm nay chúng ta cùng hướng tới tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh khi tình hình thế giới phức tạp, xung đột địa chính trị, các rủi ro toàn cầu ngày càng tăng lên, đặc biệt biến đổi khí hậu đang là vấn đề lớn nhất. Diễn đàn là cơ hội chia sẻ đổi mới sáng tạo và có những đóng góp hữu ích cho chủ đề tăng trưởng xanh cũng như mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam - Nhật Bản.
GS. Toshiro Nishizawa, Trường Chính sách công, Đại học Tokyo
Diễn đàn diễn ra qua 4 phiên. Phiên 1: “Bối cảnh thúc đẩy nỗ lực tăng trưởng xanh”. Phiên 2: “Các lĩnh vực chính tạo động lực cho tăng trưởng xanh tại Việt Nam”. Phiên 3: Định hướng và khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác Nhật Bản - Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh. Phiên 4: Thảo luận.
Ở phiên thứ nhất, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh có tham luận về “Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh: Thế giới, khu vực và Việt Nam”. TS. Thành phân tích: Vấn đề kinh tế xanh, tăng trưởng xanh được lồng ghép trong các thoả thuận hợp tác, liên kết quốc tế, được đặt vào tầm nhìn phát triển của các tổ chức quốc tế như APEC với tầm nhìn PUTRAJAYA, ASEAN (one vision, one identity, one community) & AEC 2025,... Hiện nay, tăng trưởng xanh không chỉ là cam kết chính trị mà là đòi hỏi của thị trường phải xanh hơn, nhân văn hơn và câu chuyện xanh ngày càng phát triển hơn và nằm trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu phát triển xanh của Việt Nam tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng các đề án chiến lược, chương trình hành động,… và gần đây nhất, CIEM đã chủ trì nghiên cứu chương trình kinh tế tuần hoàn. Thực tế đã cho thấy, các doanh nghiệp đạt tiêu chí CSI (Corporate Sustainable Development Index) đạt được rất nhiều lợi ích về thương hiệu, doanh thu; tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn.
Trong bài trình bày tại phiên thứ 2, GS. Tomonori Sudo, Đại học Ritsumeikan Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: Tăng trưởng xanh là vấn đề cốt lõi của phát triển, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực môi trường, hướng tới nền KTTH. Các vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh thông qua cách tiếp cận vốn về phát triển bền vững; Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) với các công thức về hàm sản xuất, tốc độ tăng trưởng; Lưu chuyển nguyên vật liệu trong nền kinh tế đóng; Khoản tiết kiệm thực (Pearce &Atkinson – 1998); Kinh tế học của tăng trưởng xanh và phục hồi xanh (khuyến khích đầu tư vào vốn tự nhiên, xanh sẽ là nguồn lực mới cho tăng trưởng kinh tế, xã hội).
Ở phiên thứ 3, với bài trình bày về “Định hướng và khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác Nhật Bản-Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, đại diện nhóm nghiên cứu nêu rõ: hiện nay, nhiều quốc gia đã đồng thuận hướng tới phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều nước nhìn nhận phục hồi xanh là cần thiết và cần đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn hóa liên quan đến chuyển đổi xanh, lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào trong các hoạt động thương mại và phát triển chuỗi giá trị. Theo nghiên cứu, biến đổi khí hậu được cho là một trong những rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Việt Nam đã rất chủ động đề ra nhiều giải pháp thích ứng, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Một loạt văn bản chính sách đã được ban hành, trong đó có: Thúc đẩy tăng trưởng xanh: Quyết định 1651/QĐ-TTg năm 2021 về chiến lược tăng trưởng xanh; Quyết định 882/QĐ-TTg năm 2022 về kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2030;);… Và nhiều chính sách khác liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển năng lượng tái tạo.
Theo đó, ông Dương đưa ra một vài kiến nghị thúc đẩy hợp tác Nhật Bản – Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh như: Nâng cao năng lực thể chế, quy định, chính sách liên quan đến tăng trưởng xanh; Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững ở Việt Nam; Thúc đẩy chuỗi giá trị ít carbon/ít phát thải; Hợp tác, thúc đẩy xây dựng các điều ước quốc tế.
Toàn cảnh Diễn đàn
Tại phiên Thảo luận, các chuyên gia và đại biểu cũng trao đổi những nội dung liên quan đến các khái niệm kinh tế xanh, phục hồi xanh, tăng trưởng xanh; thực trạng và yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam; những kết quả, đóng góp cụ thể, điển hình của hợp tác Nhật Bản và Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh; cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030; và các khuyến nghị cụ thể để tăng cường quan hệ hợp tác Nhật Bản-Việt Nam nhằm góp phần đẩy nhanh phục hồi xanh, tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
Bế mạc Diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: Tăng trưởng xanh là yếu tố sống còn, ngắn hạn có thể phải bỏ ra nhiều chi phí nhưng dài hạn sẽ mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội. Diễn đàn đã gợi mở nhiều nội dung mới như nguồn vốn về môi trường, đây là nguồn lực cần được quan tâm khi phát triển tăng trưởng xanh đồng thời giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn các yếu tố tác động tới tăng trưởng xanh của Việt Nam trong nhiều năm tới và cũng mở ra các cơ hội hợp tác giữa Nhật bản và Việt Nam.
GS. Toshiro Nishihizawwa cũng khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản rất tốt đẹp và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Trong những năm hợp tác tới đây, vấn đề tăng tưởng xanh sẽ vẫn được ưu tiên và chú trọng trong mối quan hệ giữa hai nước./.
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)