19/08/2022 - 5196 lượt xem
Sáng ngày 19 tháng 8 năm 2022, trong khuôn khổ hợp tác với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức thông qua hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM và ngài Carsten Baltzer Rode, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện đến từ các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp có liên quan và cơ quan truyền thông, báo chí. Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương nhấn mạnh, Hội thảo công bố báo cáo, nhằm mục đích chia sẻ kết quả nghiên cứu về mô hình kinh doanh tuần hoàn với trọng tâm là kinh nghiệm quốc tế về phát triển các mô hình kinh doanh tuần hoàn, thực trạng và khuyến nghị giải pháp để phát triển các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM và ngài Carsten Baltzer Rode, Đại diện lâm thời
Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam
Ông Trịnh Đức Chiều, Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp - CIEM thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu cho thấy trên thực tế, đã có nhiều DN chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn trên cơ sở các quy định và chính sách về phát triển bền vững như: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp...
Ngoài ra, nhiều DN đã nhận thức được trách nhiệm xã hội và xây dựng các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mình, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế, ví dụ các trường hợp của Công ty CP Sữa Vinamilk, Công ty Nestle Việt Nam, Công ty Coca Cola, Công ty Lagom Việt Nam, Công ty CP Hoá chất Đức Giang,.. Đặc biệt, trong lĩnh vực tái chế, nhiều mô hình kinh doanh tuần hoàn đã được vận hành và đem lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, phần lớn việc áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn tại các DN ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là do tự phát.
Ông Trịnh Đức Chiều, Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp - CIEM
Từ thực tiễn trên, CIEM nhận định, những khó khăn thách thức đối với phát triển các mô hình kinh doanh tuần hoàn vẫn xuất hiện ở hầu hết các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, đó là nguồn lực, công nghệ, thị trường,…Bên cạnh đó, nhận thức về kinh tế tuần hoàn nói chung, đặc biệt là về mô hình kinh doanh tuần hoàn tại Việt Nam còn hạn chế cũng là một thách thức không nhỏ. Mặt khác, khung pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng và đồng bộ; năng lực và nguồn lực của DN chưa đáp ứng yêu cầu; văn hoá kinh doanh, thói quen tiêu dùng và nội dung chính sách pháp luật vẫn chủ yếu dựa trên triết lý kinh doanh tuyến tính truyền thống. Kinh doanh tuyến tính truyền thống hiện vẫn đang có nhiều lợi thế so với kinh doanh tuần hoàn, đặc biệt là ở khía cạnh chi phí.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước đưa đến những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh doanh trong kinh tế tuần hoàn, nhất là trong thời gian gần đây đã có chủ trương, chính sách mới về kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn để đạt mục tiêu phát triển bền vững, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), CIEM khuyến nghị, để phát triển kinh tế tuần hoàn nói chung và kinh doanh tuần hoàn nói riêng, một số giải pháp quan trọng cần tập trung trong giai đoạn tới gồm: tăng cường nhận thức về kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn; hoàn thiện khung thể chế, pháp luật có liên quan. Đồng thời, cần đẩy mạnh thực hiện lồng ghép các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với ban hành chính sách cụ thể về hỗ trợ nguồn lực đối với các DN và xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, đặc biệt là bộ tiêu chí đo lường mức độ kinh doanh tuần hoàn của các DN, cũng như có hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn cho các DN theo ngành, lĩnh vực...
Toàn cảnh Hội thảo
Về phía DN, để tận dụng được những cơ hội cũng như hạn chế những khó khăn, thách thức khi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các DN cần chủ động xây dựng các chiến lược dài hạn đối với việc chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn.
Phát biểu bế mạc, đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam khẳng định, Đan Mạch sẽ luôn hợp tác, hỗ trợ và cùng chia sẻ, thực hiện các nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần phát triển bền vững kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới./.
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)