06/03/2022 - 5980 lượt xem
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản do Quỹ Quốc Tế Toshiba (TIFO) tài trợ, ngày 03/03/2022, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Trường Chính sách công – Đại học Tokyo (GraSPP) tổ chức Diễn đàn Nghiên cứu thường niên Việt Nam – Nhật Bản với chủ đề “Động lực mới trong chuỗi cung ứng Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn hậu COVID-19: Hàm ý đối với hợp tác Nhật Bản – Việt Nam”. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM chủ trì Diễn đàn.
Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh bối cảnh khó khăn và những hệ lụy tiêu cực mà Việt Nam phải đối mặt do đại dịch COVID-19, trong đó có gián đoạn chuỗi cung ứng. Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nhiều nước đã phải nghiên cứu, ban hành các biện pháp nhằm tăng cường khả năng kết nối và sức chống chịu của chuỗi cung ứng. Trong khi ấy, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vẫn duy trì nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng, đặc biệt thông qua các FTA. Dù vậy, Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh khẳng định vẫn còn nhiều thách thức đan xen, khi các FTA này và những xu hướng mới (chuyển đổi số, phục hồi xanh) đều chứng kiến cạnh tranh chiến lược giữa các siêu cường. Trong bối cảnh ấy, nhìn nhận thẳng thắn về quan hệ hợp tác Nhật Bản-Việt Nam trong chuỗi cung ứng chính là một nội dung quan trọng để hai bên cùng hành động, cùng phát triển và cùng thịnh vượng ở một khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhiều biến động.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
Ông Keisuke Oomori, Chủ tịch Quỹ Quốc tế Toshiba, trong bài phát biểu khai mạc của mình, cũng đã khẳng định “đây là thời điểm quan trọng để thảo luận về cách phục hồi và củng cố sức mạnh của chuỗi cung ứng Châu Á”, vốn đang chịu ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch COVID-19, trong đó bao gồm các ngành mà cả Nhật Bản và Việt Nam đều quan tâm như ô tô và máy móc. Ông cũng nhấn mạnh các diễn biến xung đột địa chính trị sẽ đặt ra những thách thức lớn cho chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
Đại diện Trường Chính sách công – Đại học tổng hợp Tokyo, Giáo sư Nishizawa đánh giá Việt Nam và Nhật Bản đã duy trì mối quan hệ hợp tác song phương lâu dài và vững mạnh nhờ vào những cam kết mạnh mẽ giữa tất cả các bên liên quan, ngay cả trong bối cảnh chuỗi cung ứng đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch COVID-19, mâu thuẫn giữa một số quốc gia trên thế giới, bao gồm cả căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Các diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn
GS. Mie Oba, khoa Luật, Đại học Kanagawa đã phân tích những thách thức gây xáo trộn trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy giảm (ít nhất theo nghĩa tương đối) của Mỹ và cạnh tranh siêu cường giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, GS. Oba đề cập chi tiết hơn những diễn biến liên quan đến thúc đẩy các liên kết chiến lược, rủi ro ly khai ngày càng rõ nét hơn trên thế giới, ít nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, v.v. GS. Oba kiến nghị một số định hướng hợp tác Việt Nam-Nhật Bản nhằm góp phần xử lý những thách thức này.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; Nguyên Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh quan hệ hợp tác Việt – Nhật đã phát triển mạnh mẽ từ giai đoạn mới thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đến quan hệ “đối tác chiến lược, toàn diện, sâu sắc”. TS. Võ Trí Thành đã đề xuất định hướng chiến lược hợp tác giữa hai quốc gia, dựa trên nền tảng khung khổ “Đối tác chiến lược, toàn diện, sâu sắc” và nguyên tắc tin cậy, tôn trọng, phối hợp; cùng thắng (win – win); chia sẻ cách tiếp cận khu vực đa tầng của Nhật Bản và cách tiếp cận đa phương của Việt Nam.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - nguyên Phó Viện trưởng CIEM
GS. Toshiro Nishizawa đã có phần bình luận và thảo luận với các diễn giả về những điều kiện và hành động cần thiết để các phương pháp tiếp cận khu vực đa tầng của Nhật Bản có thể tạo ra kết quả tích cực cho cả Nhật Bản và Việt Nam. Các diễn giả cho rằng Việt Nam và Nhật Bản cần chuẩn bị kế hoạch dài hạn, duy trì mối quan hệ “đối tác tin cậy”, thành công “đa dạng hóa quan hệ đối tác” trong khi “không đứng về một phía”, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản cần tập trung phát triển doanh nghiệp, hướng tới phục hồi xanh, chuyển đổi số, tăng cường hợp tác về thương mại, FDI và ODA, v.v.
TS. Lê Đăng Doanh đã nhận định tích cực về tiềm năng tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tương lai. Ông cũng nhấn mạnh nền tảng quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện là đảm bảo hòa bình, an ninh và chủ quyền các nước, và đặc biệt là quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi.
TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế - nguyên Viện trưởng CIEM
Giáo sư Fukunari Kimura, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á, đã phân tích xu hướng đổi mới sáng tạo chuyển dần từ tiệm tiến sang đột phá, chuyển đổi số cũng chuyển từ hợp tác đơn thuần sang hỗ trợ cho các ngành khác, bao gồm ngành chế biến, chế tạo. GS. Kimura khẳng định “chúng ta có thể biến các thách thức như đại dịch COVID-19, căng thẳng chính trị, công nghệ số, môi trường, v.v. có thể chuyển thành cơ hội mới, ví dụ như tăng cường thúc đẩy số hóa, dịch vụ hóa và giảm các rào cản tâm lý trong các dịch vụ thuê ngoài xuyên biên giới”. GS Kimura cũng nhấn mạnh Nhật Bản muốn duy trì quan hệ đối tác tin cậy, hợp tác và sáng tạo với Việt Nam và Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp, CIEM đã nhìn nhận bối cảnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, xu hướng phục hồi của khu vực châu Á – Thái Bình Dương khá rõ nét dù vẫn tiềm ẩn rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô và cạnh tranh địa chính trị gay gắt, khó lường. Trong bối cảnh đó, đã có một số ý tưởng mới cho tăng trưởng và thu hút FDI chẳng hạn: thúc đẩy FTA; chuyển đổi số; phục hồi xanh. Ông Nguyễn Anh Dương đánh giá quan hệ hợp tác công nghiệp Việt Nam – Nhật Bản vẫn rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, không chỉ giúp nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt Nam mà hướng tới lợi ích kinh tế và hình ảnh của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Anh Dương đề xuất một số giải pháp giúp Việt Nam cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị với đối tác Nhật Bản.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp, CIEM
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, chuỗi cung ứng của Nhật Bản đã hình thành và hoàn chỉnh từ lâu. Tuy nhiên, cơ hội đang mở ra cho Việt Nam khi bối cảnh đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu làm ngắn chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp chuyển sang lựa chọn nguồn cung phụ tùng linh kiện ở trong nước để đảm bảo chuỗi cung ứng không bị “đứt gãy”. Vấn đề quan trọng nhất là chính sách và quyết tâm nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước để phản ứng kịp thời và tận dụng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng.
Toàn cảnh Diễn đàn
Tại Diễn đàn, các đại biểu cũng đã thảo luận về vai trò của các cơ chế đa phương như Liên Hợp Quốc, WTO, v.v. để giải quyết những thách thức đang nổi lên như cạnh tranh Trung Quốc-Mỹ, rủi ro ly khai kinh tế và công nghệ, v.v., định hướng đổi mới chiến lược kinh doanh, phát triển mới các sản phẩm, dịch vụ, v.v., tăng cường kỹ năng cho lao động để nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng, tư duy làm chính sách công nghiệp, cơ hội và thách thức từ RCEP, và những vướng mắc khác cần tháo gỡ để hợp tác công nghiệp Việt Nam – Nhật Bản hiệu quả hơn trong thời gian tới./.
Nguồn: Ban Nghiên cứu tổng hợp
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)