03/03/2022 - 4986 lượt xem
Ngày 3 tháng 3 năm 2022 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị “Nghị quyết số 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” nhằm giới thiệu những nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 02/NQ-CP; trao đổi về kết quả và bài học kinh nghiệm trong cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh; thảo luận về các vấn đề của doanh nghiệp và các đề xuất, kiến nghị liên quan đến việc triển khai Nghị quyết. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là cơ quan được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chủ trì dự thảo Nghị quyết số 02 NQ-CP; theo dõi, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện và kết quả thực hiện Nghị quyết định kỳ 06 tháng và 01 năm. Ông Trần Duy Đông,Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM đồng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các tổ chức quốc tế; đại diện các viện nghiên cứu, các trường đại học, các công ty tư vấn, hiệp hội doanh nghiệp/ hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và các cơ quan báo chí.
Nghị quyết giới thiệu những vấn đề và nội dung trọng tâm cải cách cho giai đoạn 2022-2025 như: Cải thiện các yếu tố của môi trường kinh doanh theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp; Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh; Dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật; Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai; Thúc đẩy chuyển đổi số đồng bộ với cải cách hành chính; Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát; Chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 và tạo lập thể chế khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, từ năm 2014 đến nay, cải thiện môi trường kinh doanh đã được Chính phủ xác định là trọng tâm cải cách. Thông qua Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm 2014 - 2018 và Nghị quyết số 02/NQ-CP các năm 2019 - 2021, Chính phủ đưa ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể, dựa vào các chỉ số của các tổ chức quốc tế có uy tín như chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cẩu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hay chỉ số xếp hạng phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UN).
Ông Trần Huy Đông Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (ảnh MPI)
Thực hiện Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 02, các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực tháo gỡ nhiều rào cản, cải thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nước. Chẳng hạn, tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan giảm từ khoảng 26% xuống còn 19%. Qua 8 năm nỗ lực cải cách, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu cũng được nâng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều nhược điểm quan trọng trong môi trường kinh doanh vẫn tồn tại. Thêm vào đó, hơn 2 năm trở lại đây, do phải ưu tiên cao độ cho phòng chống dịch Covid-19, bảo vệ sinh mạng người dân, tiến trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh đã chậm lại. Một số biện pháp chống dịch khá cực đoan áp dụng chỗ này chỗ khác ở những thời điểm nhất định đã “hồi sinh” một số giải pháp kiểm soát doanh nghiệp đã bị bãi bỏ từ lâu hoặc hay bổ sung các điều kiện kinh doanh mới…
Thứ hạng của Việt Nam trên một số bảng xếp hạng năm 2021 so với năm 2020 đã tụt hạng: chỉ số đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ vị trí 42 xuống vị trí 44); phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ 73,8 điểm xuống 72,8 điểm và từ thứ hạng 49 xuống thứ hạng 51). Đặc biệt, quyền tài sản vừa giảm điểm vừa giảm bậc (từ 5,132 điểm xuống 4,995 điểm và giảm 6 bậc từ vị trí 78 xuống vị trí 84); cảm nhận tham nhũng giảm tới 8 bậc (từ vị trí 96 xuống vị trí 104)…
Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM
đồng chủ trì Hội nghị (ảnh MPI)
Chính vì thế, nhiệm vụ cải cách, cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Các ý kiến tại hội nghị đều nhấn mạnh, cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu (thậm chí còn quan trọng hơn cả các gói hỗ trợ doanh nghiệp) đối với phục hồi và gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong và sau đại dịch.Tiến sỹ Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: từ cuối năm 2019, nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại. Trên thực tế, nhiều cải cách điều kiện kinh doanh đã thực hiện trên văn bản, nhưng chưa có đánh giá về hiệu quả thực thi.
Theo bà Thảo, Nghị quyết 02 năm nay đề cập tới 10 nhóm giải pháp toàn diện trong 10 lĩnh vực then chốt.. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy thu gọn về số lượng nhưng chưa thực chất. Mặc dù, số lượng dịch vụ công trực tuyến theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương cải thiện mạnh mẽ song việc thực thi còn mang tính hình thức. Tại một số địa phương, những nỗ lực cải cách chưa rõ nét, còn hình thức và chưa thực sự bám sát với thực tiễn doanh nghiệp. Điều này có thể nhìn thấy từ việc các yếu tố thị trường chưa được vận hành hiệu quả. Và, so với các nước ASEAN, Việt Nam có điểm số, thứ hạng chỉ số Tự do kinh tế rất thấp.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, CIEM (ảnh MPI)
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng cần có hình thức thúc đẩy thực thi mạnh mẽ, ráo riết hơn nữa để Nghị quyết 02 sớm đi vào thực tế, phát huy hiệu quả cao nhất.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nội dung của Nghị quyết 02/NQ-CP đã thể hiện cam kết rõ nét của Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp tục đặt nhiệm vụ cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là ưu tiên hàng đầu. Nghị quyết có quy định trước ngày 20/1, các bộ, ngành, địa phương phải ban hành Chương trình và Kế hoạch hành động đồng thời báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết sáu tháng và một năm trước ngày 10/6 và trước ngày 10/12.
Theo đó, ông Cung cho rằng cần có sự triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong các Nghị quyết có liên quan của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Toàn cảnh Hội nghị (ảnh MPI)
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, các địa phương cần cầu thị, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Các đại biểu tham dự Hội nghị cùng nhất trí rằng trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn, để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cần khơi dậy động lực, tạo áp lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cần sự đồng hành của nhiều bên./.
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu tổng hợp.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...