14/06/2021 - 1524 lượt xem
Ngày 11 tháng 6 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức cuộc họp về Đề án Thể chế liên kết vùng, Đề án được Bộ giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì soạn thảo, nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các đơn vị được giao nhiệm vụ để xây dựng một Đề án thực sự có ý nghĩa, đi vào cuộc sống. Cuộc họp do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì.
Đề án được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chuẩn bị nghiêm túc, công phu. Bên cạnh việc tiếp thu ý kiến đóng góp của một số Bộ, ngành; trong quá trình xây dựng Đề án, Viện đã tổ chức các cuộc khảo sát, làm việc với nhiều địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, làm rõ các nội dung liên quan tới nội hàm của liên kết vùng, xem xét liên kết vùng với trọng tâm là các chủ thể chính quyền Trung ương (các Bộ, ngành) và chính quyền địa phương cấp tỉnh - là các chủ thể có vai trò quan trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, với công cụ hoạch định chính sách có thể tác động đến các mối liên kết (giữa các chủ thể khác trong nền kinh tế) thông qua tạo lập môi trường pháp lý liên kết vùng nhằm thúc đẩy liên kết hiệu quả và phát triển vùng bền vững; quan điểm và mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; đánh giá hiệu quả của các hình thức liên kết, hợp tác giữa các địa phương thông qua phân tích một số hình thức, liên kết hợp tác giữa các địa phương trong thời gian qua; đề xuất thành lập Quỹ phát triển vùng - ý tưởng thành lập Quỹ phát triển vùng xuất phát từ nhu cầu thực tế/mong muốn của các địa phương ở Việt Nam và kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc đồng thời xem xét sự phù hợp, tính hiệu quả của mô hình điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đại diện nhóm soạn thảo, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM đã trình bày tóm tắt Đề án. Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm xác định các quan điểm và đề xuất giải pháp chính sách để hoàn thiện thể chế liên kết vùng ở Việt Nam, từ đó góp phần tích cực thúc đẩy liên kết giữa các cơ quan địa phương nội vùng và phát triển kinh tế vùng đạt hiệu quả cao.
Đề án đưa ra 7 quan điểm mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng. Thứ nhất, hoàn thiện thể chế liên kết vùng phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các cấp chính quyền trong giai đoạn 2021-2030 nhằm đảm bảo tăng cường liên kết vùng, qua đó thúc đẩy phát triển địa phương, vùng và quốc gia một cách nhanh và bền vững. Thứ hai, thể chế liên kết vùng cần đảm bảo thúc đẩy liên kết vùng dựa trên cơ sở tôn trọng, hài hòa lợi ích, đảm bảo tạo lập và duy trì sự tin tưởng giữa các bên, tạo lợi thế cạnh tranh của vùng, tăng cường tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới. Thứ ba, thể chế liên kết vùng cần đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng thành một thể thống nhất, hướng tới tối đa hóa lợi ích của toàn vùng, của quốc gia. Thứ tư, thể chế liên kết vùng cần khuyến khích các hình thức liên kết sáng tạo và đủ linh hoạt để đem lại hiệu quả và lợi ích, đồng thời có những quy định mang tính hành chính, bắt buộc trong các lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn hoặc mang tính tổng hợp, phức tạp. Thứ năm, đảm bảo một thể chế điều phối phát triển kinh tế vùng đủ mạnh, trong đó cần xây dựng bộ máy vùng có đủ thẩm quyền, năng lực và được bố trí đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả vai trò điều phối các cơ quan địa phương liên kết vùng. Thứ sáu, thể chế liên kết vùng cần đảm bảo sự vận hành đồng bộ, hiệu quả các quy định pháp lý về liên kết vùng và kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện chính sách vùng. Đồng thời, đảm bảo cải cách hành chính, tránh phát sinh thủ tục và cấp trung gian. Thứ bảy, thỏa thuận liên kết vùng cần có lộ trình, có bước đi thích hợp theo từng giai đoạn, mục tiêu cụ thể trên cơ sở lựa chọn những nội dung, lĩnh vực thiết thực, trọng điểm, có tiềm năng, thế mạnh tương đồng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và toàn vùng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: MPI
Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh phát biểu tại cuộc họp.
Phó Viện trưởng CIEM Nguyễn Hoa Cương trình bày tại cuộc họp. Ảnh: MPI
Tại cuộc họp, các chuyên gia đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về nội hàm của vùng, liên kết vùng, cách tiếp cận, phân vùng kinh tế - xã hội, liên kết hạ tầng, quản lý khai thác nguồn nước, …
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã phối hợp cùng các đơn vị có liên quan chuẩn bị Đề án công phu, kỹ lưỡng. Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ để Đề án được chuẩn bị tốt, làm thực chất, bàn bạc kỹ để có hiệu quả khi đi vào cuộc sống, mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Đề án phải nêu được thực trạng hiện nay của vùng và liên kết vùng, những kết quả đã đạt được, hạn chế, từ thực trạng đó để tìm ra được nguyên nhân chủ quan, khách quan, … Đồng thời, làm rõ nội dung về liên kết vùng và thể chế để thực hiện liên kết vùng. Về định hướng các giải pháp, Bộ trưởng cho rằng cần bắt đầu từ vấn đề quy hoạch, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Quản lý quy hoạch phối hợp với Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiếp thu các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các đại biểu dự họp để hoàn thiện Đề án với chất lượng tốt nhất./.
Nguồn: Tổng hợp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...