25/05/2021 - 1174 lượt xem
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Giá thép đã tăng hơn 40% trong khi giá các mặt hàng vật liệu xây dựng khác như cát, sỏi, tôn... cũng tăng từ 20-25% khiến nhiều dự án đầu tư công phải dừng thi công. Ông nghĩ sao về điều này khi đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng quan trọng ở thời điểm này?
Không chỉ thép mà rất nhiều vật liệu xây dựng khác tăng đã làm đội vốn công trình xây dựng. Điều này khiến nhiều dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước có nguy cơ đình trệ. Bởi vật liệu xây dựng tăng đã làm thay đổi tổng vốn đầu tư, nội dung quan trọng nhất trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Khi tổng mức đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải đi xin lại chủ trương đầu tư. Thủ tục này có thể kéo dài nhiều tháng thậm chí hàng năm. Vì vậy, nếu Chính phủ không chỉ đạo quyết liệt, giải ngân đầu tư công năm nay chắc chắn sẽ thấp.
Vậy ở tình huống này, chúng ta nên có giải pháp như thế nào, thưa ông?
Tôi đã kiến nghị vấn đề này rất nhiều lần. Đó là chúng ta không thể quyết định tổng mức đầu tư ngay từ trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư bởi đây là yếu tố dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả.
Theo luật, khi tổng vốn đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải xin điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quy định này đang làm chậm trễ rất nhiều dự án đầu tư công lớn hiện nay như Metro ở Hà Nội và Tp.HCM... gây tốn kém, lãng phí và không hiệu quả.
Cho nên Chính phủ cần chỉ đạo thật nhanh để giải quyết tình trạng này; thậm chí có thể cần tới cả quyết định phi truyền thống hướng dẫn về thủ tục, thẩm định dự án... để điều chỉnh đồng loạt những quy định liên quan tới tổng mức đầu tư trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.
Xa hơn, chúng ta phải tiến tới sửa Luật Đầu tư công cũng như những quy định liên quan tới chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó tránh “bó cứng” tổng mức đầu tư của dự án. Nếu được, bỏ luôn quy định liên quan tới điều chỉnh chủ trương đầu tư vì trong năm 2021 và vài năm tới, động lực tăng trưởng vẫn đến từ đầu tư công. Có như vậy, chủ đầu tư và nhà thầu mới yên tâm khi tham gia dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước.
Đầu tư công có nguy cơ đình trệ trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động từ Covid-19. Trong bối cảnh này, Việt Nam nên tìm kiếm động lực tăng trưởng từ đâu, thưa ông?
Doanh nghiệp đang gặp vô vàn khó khăn do chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Vì vậy, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phải chuyển từ cầm cự sang hỗ trợ phục hồi. Bên cạnh các gói hỗ trợ, các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp vẫn phải là ưu tiên hàng đầu và cần phải quyết liệt hành động. Việc này có thể làm được ngay và có tác động trực tiếp ngay tới khu vực doanh nghiệp.
Về dài hạn, cần phải tìm kiếm động lực mới. Theo tôi, các vùng động lực phải quay trở lại, trong đó tập trung vào khu vực tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh (trọng tâm là Hải Phòng) và Đồng bằng sông Cửu Long (với trọng tâm là Cần Thơ). Nếu phát triển được các khu vực này thành vùng động lực, trung tâm logistics thì kinh tế sẽ phát triển. Song để làm được điều này, cần mở ra cơ chế để khu vực tư nhân tham gia.
Rút kinh nghiệm từ phát triển kinh tế các vùng trọng điểm thời gian qua, phải xác định ngay từ đầu vị thế của Hải Phòng trong khu vực. Đó không phải là Hải Phòng của Hải Phòng, phải là Hải Phòng của miền Bắc và của cả nước. Theo đó, động lực tăng trưởng phải đặt trong dài hạn, và phát huy được khu vực kinh tế trong nước, không nên quá phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, chúng ta phải thay đổi tư duy, tránh kìm kẹp doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó, phải đẩy doanh nghiệp nhà nước ra bên ngoài, để cạnh tranh công bằng và sòng phẳng với các thành phần kinh tế khác. Tạo cơ chế để doanh nghiệp nhà nước chọn người tài, phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
Tương tự, muốn phát triển Cần Thơ trở thành trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long thì phải có cơ chế mở cửa cho tư nhân tham gia. Bởi chỉ khi doanh nghiệp kéo được hệ sinh thái về địa phương thì vùng đó mới phát triển. Thiết kế động lực cạnh tranh là điều cần làm vào lúc này.
Nguồn: Vneconomy
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)