15/03/2021 - 820 lượt xem
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản do Quỹ Quốc tế Toshiba (TIFO) hỗ trợ, ngày 15/3/2021, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã phối hợp với Trường Chính sách công – Đại học tổng hợp Tokyo tổ chức Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản thường niên với chủ đề “Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản nhằm phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng giai đoạn hậu COVID-19”. Diễn đàn do TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì.
Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh đánh giá kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, theo đó, nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn và sẽ liên tục tăng nhanh. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiêt, để vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng vừa đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng khác nhau, chứ không chỉ dựa vào các nguồn hóa thạch hay thủy điện.
Trong những năm gần đây, hợp tác của các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion-GMS gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc) đã gia tăng đáng kể. Khu vực này được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn trong ASEAN. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của ASEAN và ASEAN +, các nước ở khu vực GMS cũng đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, đầu tư đến phát triển kết cấu hạ tầng, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực và môi trường…; trong đó, năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, gắn kết mật thiết với quá trình hợp tác và phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.
“Nhìn nhận tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng một cách bền vững ở khu vực GMS, Việt Nam đã thường xuyên, chủ động trao đổi với các quốc gia thành viên. Trong quá trình đó, chúng tôi đánh giá cao sự tham gia hỗ trợ tích cực của các đối tác ở cả trong và ngoài khu vực GMS”, Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
Dù đều được dự báo tăng nhu cầu năng lượng trong thập niên tới, các nước thành viên GMS sẽ khó có thể phát triển bền vững và hiệu quả nếu chỉ xây dựng chính sách năng lượng một cách độc lập, không hài hòa với nhau. Chính ở đây, khu vực GMS vẫn cần gia tăng hợp tác nhằm hướng tới một chính sách năng lượng bền vững và hài hòa ở cấp vùng.
Phát biểu khai mạc của Ông Keisuke Oomori, Chủ tịch TIFO, cũng nhấn mạnh quan hệ hợp tác ở khu vực GMS cũng như của các nước GMS với các đối tác bên ngoài, đặc biệt trong chủ đề của Diễn đàn là chuỗi cung ứng năng lượng. Thay mặt Trường Chính sách công – Đại học tổng hợp Tokyo nhấn mạnh sự thay đổi về bối cảnh mới, trong đó có cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, phát triển bền vững, và khả năng đóng góp của Việt Nam và Nhật Bản thông qua những hợp tác song phương cụ thể.
Giáo sư Fukunari Kimura, Khoa Kinh tế Đại học Keio, chuyên gia kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu ASEAN và Đông Á (ERIA) đánh giá tiểu vùng sông Mekong là khu vực thành công về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong 3 thập kỷ qua. Tuy vậy, giá năng lượng thấp do COVID-19 dường như đang làm chậm quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp. Bên cạnh đó, các vấn đề về phát triển bền vững khác như: quản lý nguồn nước và môi trường đang nổi lên là vấn đề cấp bách trong tiểu vùng. Ông cũng nhấn mạnh giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vũng không nhất thiết phải là sự đánh đổi.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, các quốc gia tham gia vào cơ chế hợp tác tiểu vùng, ngoại trừ những đối tác chính bên ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đều có năng lực kinh tế khiêm tốn và phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ từ bên ngoài. Bên cạnh đó, hiệu quả thực thi của một số cơ chế hoặc sáng kiến còn thấp; quá nhiều cơ chế hợp tác chồng chéo và trùng lắp các lĩnh vực, nội dung ưu tiên. Một số cơ chế còn sử dụng dự án của đối tác khác, dẫn đến những con số ảo và không phản ánh chính xác thực tế hợp tác trong khu vực.
Theo nhận định của Giáo sư Masahiro Sugiyama, Viện Sáng kiến tương lai, Đại học Tokyo, Việt Nam là một trong bốn quốc gia có mức tiêu thụ điện lớn nhất ASEAN. Với sự phát triển của thủy điện, điện mặt trời và điện gió, Việt Nam hiện đang vươn lên dẫn đầu thị phần năng lượng tái tạo hiện đại trong ASEAN. Trong đó, điện mặt trời phát triển đặc biệt nhanh, vượt qua Malaysia và Thái Lan, đạt công suất lắp đặt pin mặt trời lớn nhất trong khu vực.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh năng lượng. Ông cũng đề xuất Việt Nam cần đảm bảo cơ cấu năng lượng cân bằng hơn hơn giữa thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu năng lượng ở mức độ hợp lý từ các quốc gia “thặng dư” năng lượng đến các quốc gia thiếu hụt năng lượng thay vì các quốc gia cố gắng tự cung, tự cấp; đồng thời, cần thúc đẩy thảo luận thực chất hơn về năng lượng và phát triển bền vững với các nước GMS, nâng cao năng lực đánh giá tác động môi trường của các dự án năng lượng dọc sông Mekong.
Toàn cảnh Diễn đàn
Kết luận tại Diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh phát triển bền vững không chỉ dừng ở phát triển con người, nâng cao năng suất lao động mà còn phải phát huy trách nhiệm của Nhà nước, xã hội trên cơ sở sự đồng thuận của xã hội; đồng thời hợp tác, thảo luận với các đối tác nước ngoài là rất quan trọng, theo đó, cần thúc đẩy đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước nhiều hơn trong phát triển năng lượng bền vững./.
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)