25/11/2020 - 2590 lượt xem
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách Kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, sáng ngày 25 tháng 11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế số Việt Nam trong thời kỳ hậu COVID-19: Một số yêu cầu và lộ trình cải cách thể chế”.
Thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh như vũ bão của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. CMCN 4.0 xuất phát từ đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có làn sóng số hóa của lĩnh vực sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều nước đã quan tâm và cụ thể hóa các ưu tiên phát triển kinh tế số (KTS). Chẳng hạn, các lãnh đạo của G20 đã thông qua Tuyên bố Osaka vào tháng 6/2019 nhằm thúc đẩy sự phát triển của KTS. Ủy ban Kinh tế APEC đã thông qua báo cáo Chính sách kinh tế năm 2019, tập trung vào các nội dung cải cách cơ cấu nhằm phát triển KTS. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nước càng đẩy nhanh tiếp cận và phát triển KTS, coi đây là một động lực quan trọng cho phục hồi kinh tế.
Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng. Trong đó, Việt Nam đã chủ động tiếp cận cơ hội từ KTS nói chung và thương mại điện tử nói riêng cho tăng trưởng kinh tế. Đại dịch COVID-19 càng khiến cho sự quan tâm của Chính phủ và doanh nghiệp đối với KTS mạnh mẽ hơn. Sự đứt gãy của không ít hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng truyền thống buộc các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh dạn hơn trong nghiên cứu, ứng dụng nền tảng số hóa trong các hoạt động quản lý, sản xuất – kinh doanh. Sự chuyển đổi số của nền kinh tế sẽ triệt để và có ý nghĩa nếu như chuyển đổi số của chính phủ và doanh nghiệp song hành với nhau. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế số phải đủ bao trùm đối với các địa bàn khó khăn và các nhóm yếu thế như phụ nữ, người dân ở khu vực miền núi.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: đại dịch COVID-19, bùng phát từ đầu 2020 đã có những tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia trên thế giới, để lại những hệ lụy nặng nề với phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hệ lụy trực tiếp nhất là suy giảm tăng trưởng, thậm chí là suy thoái trên diện rộng trong năm 2020. Kinh tế số, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trở thành một điểm sáng khi hạn chế sự gián đoạn trong các hoạt động kinh tế. Phát triển kinh tế số, do đó, có ý nghĩa vô cùng quan trọng và bắt buộc, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm trên thế giới.
Đảng và Chính phủ Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm đối với cuộc CMCN 4.0 nói chung và Kinh tế số nói riêng thông qua việc ban hành hàng loạt chủ trương, chính sách và chương trình hành động như Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/05/2019, Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 và Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2020. Sự quan tâm của Nhà nước là đúng đắn bởi dù Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, không nhất thiết Việt Nam phải đi sau trong phát triển kinh tế số. Tuy vậy, hệ thống các văn bản pháp luật hiện nay của Việt Nam còn chậm cải thiện và chưa thực sự mở đường cho kinh tế số phát triển. Do vậy, cải cách thể chế là một yêu cầu cấp thiết để hỗ trợ cho công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra thuận lợi và thành công.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: báo cáo “Phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời kỳ hậu COVID-19: Một số yêu cầu và lộ trình cải cách thể chế” hướng tới mục tiêu tổng thể là xác định các yêu cầu và điều kiện cải cách thể chế nhằm phát triển KTS ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0, nhấn mạnh đến giai đoạn hậu COVID-19, trên cơ sở đó đề xuất lộ trình thực thi trong thời gian tới. Việt Nam đã thể hiện tinh thần cầu thị, ham học hỏi, nỗ lực tạo hành lang pháp lý thúc đẩy KTS phát triển. Quá trình hoạch định chính sách cũng như thực tiễn phát triển KTS của Việt Nam về cơ bản trong tư duy phát triển thể hiện sự nhất quán với kinh nghiệm quốc tế. Thứ nhất, hành lang chính sách phát triển KTS được xây dựng và hoàn thiện theo hướng mở, hỗ trợ doanh nghiệp. Thứ hai, Chính phủ nói riêng và khu vực kinh tế nhà nước nói chung đã giữ vai trò động lực quan trọng trong thúc đẩy phát triển KTS phát triển. Thứ ba, quyết tâm chuyển đổi số, cũng như tinh thần đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét.
Ngoài ra, ông Dương cho rằng: để hướng tới phát triển KTS trong thời gian tới, Việt Nam cần cân nhắc một số nhóm giải pháp như: (i) bảo đảm môi trường an toàn, an ninh mạng song song với tạo thuận lợi cho KTS; (ii) hoàn thiện chính sách cạnh tranh đối với KTS; (iii) bổ sung, sửa đổi các quy định về thuế để điều chỉnh các hoạt động trên nền tảng số; (iv) tăng cường hiệu lực bảo hộ sở hữu trí tuệ, đặc biệt gắn với thực hiện các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA); (iv) điều chỉnh các quy định liên quan đến thị trường lao động và an sinh xã hội trong bối cảnh số; và (v) phát triển hạ tầng số.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược thông tin và truyền thông cho rằng: cần có những chính sách về dữ liệu mở, cho phép công chúng tiếp cận để khuyến khích phân tích, sáng tạo và phát triển các ứng dụng từ nguồn dữ liệu mở này.
Thêm vào đó, công nghệ ứng dụng trong phát triển đô thị thông minh cần phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng tương thích với các quốc gia khác để có thể chuyển tải dữ liệu giữa các nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số, rất nhiều các quan hệ lao động sẽ được định vị lại như quan hệ đối tác, quan hệ giữa chủ-người lao động. Đặc biệt với sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hiện nay như CPTPP và EVFTA thì các quy định này cần phải thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho cả người sử dụng cũng như người lao động.
Ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược thông tin và truyền thông
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều đồng quan điểm rằng, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững cần phải có những kịch bản, lộ trình, giải pháp hỗ trợ đồng bộ và nỗ lực từ cả doanh nghiệp và nhà nước, trong đó có việc tạo ra các hành lang pháp lý thuận lợi kèm theo các tài liệu quy phạm phù hợp với nền kinh tế số, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, trang bị các giải pháp công nghệ kỹ thuật số hiện đại, đưa ra chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và bảo mật thông tin. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm; thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số. Có cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ…
Kết thúc Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh và đưa ra một số thông điệp như sau:
Thứ nhất, yêu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Phát triển kinh tế số, do vậy, phải triển khai nhanh và quyết liệt ngay từ thời điểm này. Sự chuyển đổi số cần phải rộng khắp và bao trùm từ khu vực nhà nước đến tư nhân mới có thể thực sự tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Thứ hai, phát triển kinh tế số cần phải bao trùm để mọi người dân được hưởng thành quả của kinh tế số. Không một ai bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, phát triển kinh tế số cần tính đến đi đôi với những chính sách an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo để giúp cho nhóm yếu thế trong xã hội có điều kiện và cơ hội tiếp cận những thành tựu của nền kinh tế số.
Thứ ba, sự phát triển kinh tế số đặt ra những thách thức về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ thông tin quốc gia và của người dân. Xây dựng Luật để hạn chế những tác động tiêu cực của các vụ tấn công, lấy cắp thông tin mạng, tin tức giả.v.v. là quan trọng và cần thiết. Song cũng cần phải đặt việc xây dựng luật trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng hơn. Các quy định về an ninh mạng cần phù hợp với các cam kết quốc tế./.
Toàn cảnh Hội thảo
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)