10/07/2020 - 5551 lượt xem
Trong khuôn khổ Chương trình “Ôxtrâylia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform), ngày 10 tháng 7 năm 2020, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 - Tinh thần kiến tạo trong bối cảnh bình thường mới”. Hội thảo do TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM chủ trì. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia kinh tế, đại diện của các cơ quan hoạch định chính sách, viện nghiên cứu và các cơ quan truyền thông, báo chí.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh những diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 khiến khó khăn đối với kinh tế toàn cầu dần trở nên nghiêm trọng hơn. Các tổ chức quốc tế liên tục hạ dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu 2020. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao do vậy cũng chịu nhiều hệ lụy cả trực tiếp và gián tiếp từ đại dịch COVID-19 thể hiện ở suy giảm tăng trưởng, xuất khẩu tăng chậm dần, hoạt động của doanh nghiệp, tình hình lao động – việc làm gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, kích thích phục hồi kinh tế. Tuy vậy, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có khả năng kéo dài và vắc xin đặc trị chưa có, việc phòng chống dịch để giảm thiểu hệ lụy đối với kinh tế, duy trì cải cách kinh tế cần thích ứng với bối cảnh bình thường mới như thế nào, việc thúc đẩy cải cách song hành với tiến trình phục hồi kinh tế, đặc biệt là ở những vấn đề mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn v.v. là những vấn đề đang đặt ra. Hội thảo sẽ đưa lại một số góc nhìn về thực trạng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020, cập nhật triển vọng kinh tế năm 2020 với các thảo luận chính sách góp phần củng cố tinh thần kiến tạo trong bối cảnh bình thường mới.
Ảnh: TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Thay mặt Nhóm nghiên cứu của CIEM, ThS. Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM trình bày Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020: Tinh thần kiến tạo trong bối cảnh bình thường mới”. Trong đó nhấn mạnh đến giai đoạn nhiều bất định mà nền kinh tế toàn cầu đang và sẽ trải qua như: cạnh tranh chiến lược, xung đột địa chính trị gia tăng; rủi ro suy thoái nghiêm trọng hơn, Dự báo năm 2020: GDP thế giới giảm 4,9% (IMF), GDP APEC giảm 3,7% (PSU); gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đa phương gặp thách thức, CMCN 4.0 và kinh tế số chuyển biến nhanh v.v Tình hình tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh từ Quý I sang Quý II cũng như so với cùng kỳ các năm trước. Phần lớn doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, khu vực ngoài nhà nước có tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID-19 thấp nhất. Xuất khẩu và cán cân thương mại vẫn tích cực trong các tháng đầu năm, song khả năng duy trì trở nên khó khăn hơn kể từ tháng 4. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài ít nhiều được thể hiện. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng chậm: 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,4%. Đầu tư công giải ngân nhanh hơn, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu đề ra. FDI 6 tháng năm 2020: giảm 15,1% về vốn đăng ký và 4,9% về vốn thực hiện nhưng có một số dự án lớn (mới, điều chỉnh tăng). Đồng thời, ông Dương cũng đưa ra một số nhận định về cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 cũng như một số định hướng chính sách nhằm phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19.
Ảnh: ThS. Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Tại Hội thảo, ThS. Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM đã giới thiệu những nội dung mới của Luật Doanh nghiệp 2021 mới được Quốc hội thông qua với tiêu đề “Luật doanh nghiệp 2021: Nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư”, trong đó nhấn mạnh đến những điểm mới theo hướng từ mở cửa thị trường, tự do kinh doanh đến nâng cấp quản trị doanh nghiệp, nhấn mạnh đến những thay đổi, tác động về gia nhập thị trường, vai trò của quản trị công ty và hướng tới Quản trị Tốt.
Ảnh: ThS. Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM trình bày tại Hội thảo
Hội thảo đã được nghe nhiều ý kiến đóng góp trong phần thảo luận: PGS. TS Lê Xuân Bá, Nguyên Viện trưởng CIEM đưa ra nhận định về tình hình giải ngân đầu tư công còn chậm, vấn đề tăng cường dự báo nhu cầu thị trường trong nước nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, thu hút nguồn vốn FDI, đặc biệt là FDI từ các nước châu Âu, châu Mỹ v.v. Đưa ra những nhận định thận trọng về dự báo tăng trưởng kinh tế và các kịch bản, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, cho đến nay Thế giới đã chứng kiến 14 cuộc suy thoái kinh tế, trung bình khoảng 10 năm/cuộc, do đó cũng cần xem xét yếu tố chu kỳ. Tác động của lần suy thoái này sẽ là lâu dài, về cơ bản là duy trì “bảo toàn”, do đó cần xem xét việc đặt kỳ vọng tăng trưởng kinh tế 4%. Về giải pháp theo hướng “Cỗ xe Tam mã”, ông Tuấn nhấn mạnh, Việt Nam cần thúc đẩy, kích cầu tiêu dùng trong nước; xem xét hiệu quả của gói hỗ trợ cho người lao động, việc áp dụng chính sách giãn thuế cũng như về sức chống chịu và cơ hội mới do Covid-19 mang lại trong thay đổi tư duy, thúc đẩy phát triển kinh tế số v.v. Chia sẻ về tình hình kinh tế trong bối cảnh mới, TS. Phạm Thị Lan Hương, chuyên gia kinh tế đưa ra những nhận định về việc vận hành “Cỗ xe Tam mã” trong bối cảnh Covid-19, kỳ vọng từ Hiệp định EVFTA nhưng không mở cửa vội vàng; cần nghiên cứu phát hiện điểm nghẽn với các dòng đầu tư yếu, thấp và kiến tạo môi trường đầu tư an toàn v.v.
Kết thúc Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cảm ơn các chuyên gia, đại biểu đã tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến theo Tinh thần kiến tạo trong bối cảnh bình thường mới, nhấn mạnh CIEM trong những năm qua đã phát huy đúng vị trí của mình và tới đây sẽ tiếp tục khởi xướng và giữ nhiệt cho quá trình này. Thay mặt CIEM, bà Minh trân trọng cảm ơn Chính phủ Úc, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Chương trình Aus4Reform đã luôn đồng hành và hỗ trợ cho Viện./.
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)