05/06/2020 - 5768 lượt xem
Tên đề tài: Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2020 và đề xuất kiên nghị giải pháp cho giai đoạn 2021-2025
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Văn Tùng, Nghiên cứu viên, Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài: Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và đề xuất kiến nghị giải pháp cho giai đoạn 2021 - 2025
Mục tiêu cụ thể của đề tài:
(1) Tổng quan làm rõ những vấn đề lý luận liên quan cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hinh tăng trưởng;
(2) Tổng hợp, phân tích kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và rút ra bài học cho Việt Nam
(3) Rà soát và phân tích các chính sách và mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam;
(4) Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam;
(5) Đề xuất các quan điểm, phương hướng giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021-2030, kế hoạch 2021-2025.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011–2020, trong đó tập trung trọng tâm vào kết quả thực hiện các mục tiêu giai đoạn 2016-2020 và đề xuất định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng đến năm 2030, kiến nghị giải pháp cho giai đoạn 2021-2025.
5. Đối tượng và phương pháp tiếp cận nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam đặt trong bối cảnh phát triển chung của thế giới, khu vực.
5.2. Phương pháp tiếp cận
a. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế là thay đổi thể chế, cơ chế, công cụ phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực quốc gia,nhất là vốn đầu tư nhằm hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, hiệu quả hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn;
b. Đổi mới mô hình tăng trưởng để thị trường đóng vai trò chủ yếu, quyết định trong huy động và phân bổ nguồn lực. Thay đổi thể chế, thay đổi tạo lập hệ thống đòn bẩy phù hợp chính là khởi đầu của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.
c. Các nhân tố sản xuất (gồm vốn, đất đai và tài nguyên) phải được phân bố và dịch chuyển từ ngành, từ hoạt động kinh doanh có năng suất thấp sang các ngành, các hoạt động kinh doanh có năng suất lao động cao hơn
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu, phân tíchnghị quyết, kết luậncủa Đảng, Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành của Nhà nước; Các báo cáo chính thức của Chính phủ và của các Bộ có liên quan về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; các tài liệu có liên quan của các tổ chức quốc tế như OECD, WB, IMF, …
- Phương pháp thống kê, so sánh: đề tài thống kê, tính toán, đối chiếu số liệu đánh giá kết quả quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Phương pháp tính toán phân rã tăng NSLĐ: Nghiên cứu dựa vào phân tích dịch chuyển tỷ trọng (Shift and Share Analysis-SSA).
7. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Báo cáođược kết cấu thành 3 phần như sau:
Chương I: Tổng quan cơ sở lý luận về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng;
Chương II: Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;
Chương III: Đề xuất các quan điểm, phương hướng giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021-2030, kế hoạch 2021-2025;
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)