13/01/2020 - 1409 lượt xem
Thực hiện chương trình công tác năm 2020 của Đảng bộ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ngày 10/01/2020, Đảng ủy Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị sinh hoạt chuyên đề quý I năm 2020.
Chủ đề sinh hoạt nhằm giới thiệu quy trình, cách thức thực hiện và những nội dung chính của Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Hội nghị do đồng chí Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng, Bí thư Đảng ủy Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì. Tham dự Hội nghị ngoài cán bộ, đảng viên của Viện, còn có sự tham dự của đại diện các Đảng ủy, Chi ủy trực thuộc Đảng bộ cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư (như: Viện Chiến lược Phát triển, Học viện Chính sách và Phát triển, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ Kinh tế nông nghiệp, Vụ Tài chính-tiền tệ, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ kinh tế - kế hoạch, … ) và một số đơn vị, báo chí, truyền thông tham dự đưa tin.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Trần Kim Chung nhấn mạnh cải thiện và nâng cao hiệu quả môi trường kinh doanh hiện nay được coi là nhân tố sống còn của mỗi quốc gia. Ngân hàng thế giới trong nhiều năm nay đã có chỉ số Doing Business để xếp hạng môi trường kinh doanh và cạnh tranh của các quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài trong xu thế đó.
Nghi quyết số 19, nay là Nghị quyết số 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đến nay là năm thứ 7 được ban hành, đã thực sự có tác động lan tỏa, tạo áp lực cải cách mọi mặt cho các bộ ngành Trung ương và địa phương; và cũng là tín hiệu trông chờ của các doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Về thời gian ban hành cũng cho thấy tầm quan trọng của Nghị quyết này trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Năm 2014, lần đầu tiên ban hang Nghị quyết 19 vào ngày 18 tháng 3 năm 2014; năm 2015, ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2015; năm 2016, ban hành ngày 28 tháng 4 năm 2016; năm 2017, ban hành ngày 06 tháng 22 năm 2017; năm 2018, ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2018; năm 2019, ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2019; và năm 2020, ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Để hiểu thêm về tiến trình thực hiện và những nội dung chính và mới của Nghị quyết số 02 năm 2020, Đảng ủy Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sinh hoạt chuyên đề và mời diễn giả/ người chủ trì soạn thảo và đã theo Nghị quyết này trong nhiều năm qua trình bày cho Hội nghị hôm nay.
Đồng chí Nguyễn Minh Thảo cho rằng: Nghị quyết 02 đến nay là năm thứ 7 về môi trường kinh doanh, là cách thức tiếp cận mới của Chính phủ, đây được coi là vấn đề quan trọng (Kèm theo bài trình bày).
Nghị quyết 19, nay là Nghị quyết 02 dựa trên nền tảng của 7 bộ chỉ số/báo cáo, gồm: Môi trường kinh doanh (WB); Năng lực cạnh tranh 4.0 (WB); Mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai (WEF); Đổi mới sáng tạo (WIPO); Hiệu quả Logistic (WB); Chính phủ điện tử (UN); và năng lực cạnh tranh du lịch (WEF).
Bộ chỉ số môi trường kinh doanh sẽ xác định điểm yếu nằm ở đâu? Bộ nào? Ngành nào? Trên cơ sở đó có giải pháp cải thiện cho phù hợp.
Theo xếp loại của Ngân hàng Thế giới năm 2019, môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 10 bậc. Trong đó có 3 chỉ số tăng điểm, 6 chỉ số giảm điểm và 1 chỉ số không thay đổi.
Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết này tiếp nối Nghị quyết số 02 (năm 2019) và các Nghị quyết số 19 (các năm 2014 - 2018) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể định hướng đến năm 2021 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó, năm 2020 phấn đấu đạt mục tiêu cải thiện thứ bậc trên các bảng xếp hạng như sau: (1) Môi trường kinh doanh theo xếp hạng EoDB (của WB) lên 10 bậc; (2) Năng lực cạnh tranh theo xếp hạng GCI 4.0 (của WEF) lên 5 bậc; (3) Đổi mới sáng tạo theo xếp hạng GII (của WIPO) lên 3 - 4 bậc; (9) Chính phủ điện tử (của UN) lên 10 - 15 bậc.
Các giải pháp tập trung đột phá cho năm 2020 hướng tọng tâm đó là: (1) Đột phá trong chỉ số đăng ký kinh doanh; (2) Cải cách quản lý chuyên ngành; (3) Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến; (4) Thanh toán không dùng tiền mặt.
Về tổ chức thực hiện cần chú trọng vào 3 khâu: (1) Tăng cường vai trò đổi mới; (2) Tập trung kiểm tra chỉ số trọng tâm năm 2020; (3) Đánh giá độc lập, công khai.
Hội nghị đã nghe phần trao đổi, hỏi đáp của các đại biểu thông qua việc xác lập chỉ số; kinh nghiệm từ các nước trong việc giám sát, theo dõi, đánh giá; nâng tầm Nghị quyết ở mức cao hơn để tăng tính pháp lý; các hướng trọng tâm trong chính sách hàng năm,…
Trao đổi và thảo luận trên tinh thần sôi nổi và khoa học. Từ đó làm cho buổi sinh hoạt đảng có ý nghĩa hơn.
Đồng chí Trần Kim Chung cho rằng: Hội nghị sinh hoạt chuyên đề hôm nay rất có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn. Qua Hội nghị, các đại biểu đã hiểu được quy trình, cách thức và những nội dung mới của Nghị quyết 02 năm 2020.
Từ những điểm mới và nội dung của Nghị quyết, các ý kiến trao đổi của Quý vị đại biểu, Viện có thể đào sâu các nghiên cứu, đánh giá liên quan, để năm sau có nền tảng cho việc xây dựng và ban hành Nghị quyết 02 năm 2021.
Một lần nữa, Đồng chí Trần Kim Chung cảm ơn báo cáo viên Đồng chí Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban, Bí thư chi bộ Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhận lời và tham gia trình bày cho Hội nghị.
Cảm ơn các đại biểu từ các đơn vị trực thuộc Bộ và các cán bộ, đảng viên của Viện tham dự đầy đủ Hội nghị.
Đảng ủy Viện giao đồng chí Cương chuẩn bị các nội dung tiếp theo để quán triệt và xây dựng nội dung chuyên đề Quý II năm 2020./.
Nguồn: Hoàng Văn Cương, Đảng ủy viên phụ trách công tác tuyên giáo, BCH Đảng bộ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)