16/01/2020 - 1938 lượt xem
Đến dự buổi thảo luận bàn tròn có đại diện các cơ quan báo chí, thông tấn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân, Báo Đầu tư, Zing.vn, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu, Vnexpress, Báo Thế giới và Việt Nam, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, Báo Công thương, Tạp chí Nhà đầu tư, Tạp chí Thông tin truyền thông, Báo Giáo dục và Xã hội, Tạp chí Thông tin và Phát triển, Thời Việt, Trường ĐH KTQD, Báo Thế giới mới, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Thông tin tư liệu CIEM), Vietnamnet, Tạp chí Doanh nhân Việt, Báo Hà nội, Vụ Thông Tin Báo Chí, Bộ Ngoại Giao, Tạp chí Đông Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam, Cafef, Thời báo Tài chính VN, Tạp chí Thông tin Đối ngoại, …..
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Diễn giả chính tại phiên thảo luận bàn tròn là ông Kavi Chongkittavorn, Cố vấn cao cấp về truyền thông của ERIA. Ông Kavi Chongkittavorn đánh giá: Việt Nam có vinh dự đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN 2020, đồng thời là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Do vậy, Việt Nam có vai trò và trách nhiệm củng cố khối đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực nội tại và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh, tăng cường liên kết khu vực, kết nối về kinh tế. Với cương vị đó, diễn giả đã gợi ý Việt Nam cần chú ý đến mội số nguyên tắc:
1) Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch một cách chủ động và đáng tin cậy.
2) Việt Nam sẽ đóng vai trò người trung gian đáng tin cậy, đảm bảo cân bằng lợi ích chung của toàn khối cũng như của từng quốc gia thành viên.
3) Việt Nam sẽ củng cố vai trò trung tâm của ASEAN.
4) Việt Nam sẽ đảm bảo sự nhất quán với các khung khổ đã được thông qua tại năm chủ tịch ASEAN tại Thái Lan và Singapore.
5) Việt Nam sẽ kết nối vai trò chủ tịch ASEAN với vai trò tại Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (2020-2021) ở cấp độ khu vực và toàn cầu.
Đối với công tác truyền thông, ông Kavi Chongkittavorn cho rằng các cơ quan báo trí, truyền thông phải đẩy mạnh hoạt động hơn nữa nhằm nâng cao vị thế của khối ASEAN nói chung và vai trò Chủ tịch của Việt Nam. Đồng thời, cũng nêu lên ba bài học trong hoạt động truyền thông của Thái Lan vai trò Chủ tịch ASEAN 2019, đó là:
1) Nắm quyền định hướng thông tin càng sớm càng tốt: Cơ quan truyền thông phải thể hiện góc nhìn và quan điểm từ ngày đầu tiên giữ cương vị Chủ tịch năm ASEAN, nếu không truyền thông quốc tế sẽ chi phối thông tin trong suốt cả năm mà không quan tâm tới quan điểm, góc nhìn và thực tế diễn ra trong nước.
2) Truyền tải định hướng thông tin càng rộng càng tốt: Mạng lưới truyền thông có thể giúp định hướng thông tin trong nước phổ biến dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thông tin phải được cung cấp cả bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung để có thể hiệu ứng truyền thông cao hơn.
3) Giữ định hướng thông tin càng lâu càng tốt: Báo cáo, phân tích và tranh luận phải nhất quán với thông điệp chung ngay từ ban đầu.
Ông Kavi Chongkittavorn, Cố vấn cao cấp về truyền thông của ERIA
Ông Kavi Chongkittavorn cho rằng hoạt động truyền thông cũng phải chú ý một số vấn đề để đưa tin và viết bài tốt hơn về các nội dung và câu chuyện của ASEAN:
1) Nên thận trọng hơn trong việc xem xét và sử dụng nguồn tin.
2) Không nên dựa vào quan điểm, góc nhìn của riêng một nước thành viên ASEAN nào.
3) Nên trích dẫn bình luận của nhiều nhóm học giả, chứ không chỉ riêng học giả phương Tây.
4) Nên nghĩ rộng hơn so với khung khổ truyền thống, đặc biệt trong các vấn đề phi chính trị.
5) Nên theo dõi cả các đánh giá chính thức và không chính thức (ERIA, ADB, v.v.).
6) Nên suy nghĩ một cách tổng hợp, không phải theo góc nhìn song phương hay một chiều.
7) Nên đọc các văn kiện một cách thận trọng và đọc đi đọc lại nhiều lần trước khi đưa tin.
8) Nên hiểu đúng và đầy đủ thuật ngữ chuyên môn và ngoại giao của các nước ASEAN.
9) Nên suy nghĩ và viết về các câu chuyện liên quan tới người dân ASEAN.
Toàn cảnh Hội thảo
Ông Kavi Chongkittavorn cũng chia sẻ về việc ERIA dự kiến phối hợp với một cơ quan của Việt Nam tổ chức Hội nghị bàn tròn chính thức với các Biên tập viên lần thứ 9 vào khoảng tháng 10/2020 tại Hà Nội. Trong 10 năm qua, ERIA đã tổ chức Hội nghị bàn tròn với các nước chủ tịch ASEAN nhằm nâng cao vai trò và hiểu biết của các cơ quan báo chí địa phương về các vấn đề của ASEAN. ERIA sẽ mời khoảng 30-40 biên tập viên và chuyên gia phân tích đến từ các nước tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á tới trao đổi và chia sẻ quan điểm về những vấn đề liên quan tới sự phát triển tại ASEAN. Chi tiết sẽ được chia sẻ cho các cơ quan báo chí tại thời điểm thích hợp.
Các đại biểu thảo luận về một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong năm ASEAN 2020 nói riêng và thực hiện tiến trình ASEAN nói chung, cũng như yêu cầu chuẩn bị của các cơ quan truyền thông.
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...