30/10/2019 - 3838 lượt xem
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong những năm qua. Chính phủ đã triển khai nhiều hành động, trong đó đáng chú ý là việc liên tục ban hành 5 Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh (từ 2014-2018) và Nghị quyết số 02 (năm 2019) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta đã có nhiều cải thiện tích cực. Tuy vậy, môi trường kinh doanh ở nước ta vẫn còn nhiều thách thức và doanh nghiệp mong muốn hơn nữa những cải cách thực chất.
Nhằm đánh giá kết quả cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam (giai đoạn 2016-2019) theo xếp hạng Doing Business, nhận diện những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch, giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo niềm tin cho doanh nghiệp, ngày 28/10/2019, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Refrom) tổ chức Hội thảo “Môi trường kinh doanh Việt Nam 2016-2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách”.
Hội thảo do Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì.
Ông Nguyễn Đình Cung Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Đến dự Hội thảo có đại diện các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp, các Viện nghiên cứu, trường đại học và cơ quan báo chí truyền thông.
Toàn cảnh Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã được nghe một số báo cáo chính:
1) Môi trường kinh doanh Việt Nam 2016-2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách do bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trình bày;
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2) Chất lượng môi trường kinh doanh từ góc nhìn doanh nghiệp do ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trình bày;
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
3) Cải cách hành chính thuế: Kết quả và những giải pháp tiếp theo do bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng – Phó ban cải cách và hiện đại, Tổng Cục thuế trình bày;
Bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng – Phó ban cải cách và hiện đại, Tổng Cục thuế
Các báo cáo, tham luận đã nêu một số vấn đề:
Trong giai đoạn 2016 – 2019, những cải cách về môi trường kinh doanh của Việt Nam qua xếp hạng của Ngân hàng Thế giới được ghi nhận tích cực nhất vào năm 2017. Trong 2 năm gần đây, điểm số môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện nhưng tốc độ rất chậm, thứ hạng mỗi năm giảm 1 bậc. Đặc biệt, trong khu vực ASEAN, hiện xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam mới chỉ đứng thứ 5 trong ASEAN và còn khoảng cách khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Sau 4 năm, hai chỉ số cải thiện vượt trội là Tiếp cận điện năng (tăng 69 bậc), và Nộp thuế và BHXH (tăng 58 bậc). Các chỉ số giảm bậc, gồm có: Giao dịch thương mại qua biên giới (giảm 11 bậc), Bảo vệ cổ đông thiểu số (giảm 10 bậc), Đăng ký tài sản (giảm 5 bậc) và Cấp phép xây dựng (giảm 1 bậc). Bên cạnh đó, một số chỉ số còn nhiều dư địa cải cách là Khởi sự kinh doanh và Giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Báo cáo cũng chỉ ra môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản. Điều kiện kinh doanh vẫn là trở ngại cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy có xu hướng các văn bản pháp luật thể hiện sự chia phần quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Quản lý, kiểm tra chuyên ngành chậm cải cách, thậm chí có những văn bản mới được ban hành đi ngược với chỉ đạo của Chính phủ, hoặc thể hiện cải cách hình thức, thiếu thực chất. Chi phí không chính thức còn phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực. Cùng một quy định chính sách, nhưng cách thức thực thi khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thanh tra, kiểm tra vẫn là nỗi lo đối với doanh nghiệp.
Đại diện một số Bộ, ngành, doanh nghiệp tham dự Hội thảo đã có những góp ý thẳng thắn, đồng thời đề nghị chỉ rõ những cơ quan, tổ chức, khâu nào còn yếu kém, còn là rào cản để sớm có biện pháp tháo gỡ.
Một số ý kiến tham luận của đại biểu:
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...