26/10/2019 - 3223 lượt xem
Trong khuôn khổ Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/tăng trưởng có trách nhiệm về môi trường và xã hội do Chính phủ Đức tài trợ qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), ngày 25/10/2019 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội thảo: Khu vực kinh tế tư nhân với việc tham gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Đến dự Hội thảo có đại diện một số Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, doanh nhân, chuyên gia kinh tế và một số cơ quan báo chí, truyền thông.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tiến sỹ Nguyễn Thị Luyến, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trình bày tại Hội thảo: Báo cáo nghiên cứu Khu vực kinh tế tư nhân với việc tham gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Báo cáo nghiên cứu đã nêu lên các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc, bao gồm 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể với 5 chủ đề: Con người, hành tinh, thịnh vượng, hòa bình và đối tác với nguyên tắc “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đồng thời, Báo cáo nghiên cứu cũng đánh giá tương đối toàn diện tình hình tổ chức thực hiện các mục tiêu chính ở Việt Nam, như: ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 622/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; nhiều mục tiêu chính đã và đang được tích hợp vào trong hệ thống chính sách phát triển quốc gia, từ luật, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phwong; ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam (Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT); ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 (Quyết định số 681/QĐ-TTg), ….
Bà Nguyễn Thị Luyến, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp
Theo Báo cáo chỉ số thực hiện chỉ tiêu phát triển bền vững hàng năm của Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của liên hiệp quốc và Bertelsmann Stiftung: xếp hạng của Viêt Nam thực hiện các mục tiêu chung cải thiện đáng kể, từ vị trí 88/149 nước (năm 2016) lên vị trí thứ 57/156 nước (năm 2018) và 54/162 nước (năm 2019).
Báo cáo nghiên cứu đã nêu lên một số kết quả thực hiện các mục tiêu chung của Việt Nam năm 2018, như: Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,9% (năm 2015) xuống còn dưới 7,0% (năm 2017); tỷ lệ bao phủ BH y tế đạt 86,4% năm 2017; tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học đạt 99%; tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh đạt 93,4% (năm 2016); hơn 99% hộ đã tiếp cận với điện năng (năm 2016); tỷ lệ dân số sử dụng internet là 54,2% năm 2017; bình đẳng giới và bất bình đăng ddwwocj quan tâm nhiều hơn; các vấn đề về quản lý tài nguyên, môi trường cũng có nhiều tiến bộ; tăng trưởng GDP năm 2015, 2016, 2017 tương ứng là 6,7%, 6,2% và 6,8%; ….
Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong một số mục tiêu chung trong một số lĩnh vực, ngành nghề: phát triển điện năng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, …… Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra một số kết quả đạt được và những hạn chế cũng như nguyên nhân của khu vực kinh tế tư nhân trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Một số ý kiến của đại biểu, chuyên gia kinh tế tại hội thảo cho rằng, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững còn rất khiêm tốn, nhưng có vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo đói. Khu vực kinh tế tư nhân tự phát triển, phát triển tốt cũng là hành động tham gia vào Chương trình phát triển bền vững.
Báo cáo nghiên cứu cần đánh giá thêm về mặt trái của khu vực kinh tế tư nhân (yếu về vốn, công nghệ, tìm kiếm lợi nhuận, ảnh hưởng môi trường, … ).
Đại biểu tham dự Hội thảo
Để khu vực kinh tế tư nhân tham gia tích cực hơn, đầu tư mạnh hơn vào các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, cần có khung pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ hơn, đồng bộ để thúc đẩy, khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế này.
Đại biểu tham dự Hội thảo
Một số giải pháp được đại biểu kiến nghị: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; cắt giảm các chi phí tuân thủ, chi phí sản xuất; triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; các cơ quan QLNN cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khu vực KTTN; ….. .
Toàn cảnh Hội thảo
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)