11/10/2019 - 3329 lượt xem
Sáng ngày 10.10.2019, tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), 68 Phan Đình Phùng, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về “Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ” nhằm hỗ trợ các Bộ ngành và đơn vị liên quan triển khai Đề án.
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Phụ trách CIEM chủ trì Hội thảo.
Mục tiêu của Hội thảo là phân tích các quan điểm cơ bản được nêu trong Quyết định 999/QĐ-TTg; nhận dạng và áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong hai lĩnh vực lớn là ngân hàng và giao thông vận tải; đề xuất các phương thức quản lý đối với các mô hình kinh tế chia sẻ nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích các bên tham gia vào mô hình kinh tế này. Ngoài ra, Hội thảo còn giúp các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhìn nhận toàn diện và khách quan hơn về mô hình này.
Phát biểu khai mạc, Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Phụ trách CIEM nhấn mạnh: “ Các cơ quan quản lý nhà nước cần thay đổi tư duy, chấp nhận cái mới, đồng thời cho phép thử nghiệm các mô hình tiên phong. Thay vì tư tưởng không quản được thì cấm, mà nên dỡ bỏ các rào cản pháp lý không còn phù hợp”.
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Phụ trách CIEM
Tham luận tại Hội thảo, TS. Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, CIEM giới thiệu nội dung chính của đề án và các quan điểm, định hướng quản lý nhà nước thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam. Theo ông, kinh tế chia sẻ ở Việt Nam chưa phát triển mạnh như ở nhiều nước nhưng cũng có tiềm năng lớn phát triển. Một số loại hình kinh tế chia sẻ đã xuất hiện như dịch vụ vận tải trực tuyến (Uber, Grab, dichung…); dịch vụ chia sẻ phòng ở, dịch vụ tài chính v.v... Nhiều dịch vụ khác của kinh tế chia sẻ cũng đã xuất hiện ở các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ sửa chữa điện tử, điện lạnh, v.v..
Về bất cập và nguyên nhân, TS. Nguyễn Mạnh Hải chỉ ra rằng, việc cấp giấy phép kinh doanh còn gặp vướng mắc do hoạt động này vẫn chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh từ đó gây ra khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc phân loại những ngành nghề kinh doanh để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh đó, khung pháp lý về hoạt động kinh doanh hiện chưa có các quy định hay điều chỉnh các hoạt động kinh doanh “chia sẻ”. Luật Công nghệ thông tin chưa có quy định đối với các cá nhân hay tổ chức nước ngoài có hợp tác, kinh doanh không có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Đặc biệt, hiện tại vẫn còn những khoảng trống pháp lý với loại hình kinh tế này. Còn thiếu các chính sách đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa kinh tế truyền thống và kinh tế chia sẻ trong từng ngành cụ thể; thiếu các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để bảo vệ người tiêu dùng; thiếu cơ chế, chính sách quản lý các giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới và thiếu quy định về an toàn thông tin.
Ông Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, CIEM
Trình bày trong bài tham luận của mình, Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước nêu: “ Ngân hàng Nhà nước luôn chủ động trong việc hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tiến hành xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Đề án được phê duyệt sẽ tạo cơ chế phù hợp để quản lý và giúp các doanh nghiệp có cơ hội thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ có tính đổi mới, sáng tạo, cũng như bảo vệ người sử dụng nhằm bước đầu triển khai cơ chế này.”
Đối với lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ chế quản lý thử nghiệm (“Regularoty Sandbox”) cho phép các công ty khởi nghiệp và tổ chức đổi mới sáng tạo được thực hiện thử nghiệm sản phẩm, giải pháp trong một môi trường được kiểm soát và giám sát chặt chẽ trước khi cung ứng ra thị trường.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước
Tiến sỹ Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Đối với các hoạt động cho vay ngang hàng (“P2P”), cần phải bổ sung P2P vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện; có cơ chế đăng ký giấy phép rõ ràng với các công ty P2P, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, đưa ra các giới hạn để quản lý rủi ro, ví dụ như hạn mức tín dụng, loại hình cho vay…. Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và người vay trong việc tìm hiểu rõ hoạt động của công ty P2P, cũng như các điều khoản sử dụng, hợp đồng trước khi vay và trong quá trình cho vay. Không nên cho phép gửi vốn vào các công ty P2P dưới dạng gọi vốn cộng đồng, vì đây là hành vi trái luật. Việc làm rõ các quy tắc vận hành cũng như trách nhiệm của các bên liên quan là tiền đề quan trọng để phát huy tính hiệu quả của loại hình kinh doanh còn mới này.
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước
Trong lĩnh vực vận tải, chuyên gia Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng phòng Pháp luật Kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật, nhận xét: “Các quy định cũ về định danh dịch vụ, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, hợp đồng, thuế đã trở nên chật hẹp với những phát triển mới của kinh tế nền tảng.
Từ đó, chuyên gia Ngô Vĩnh Bạch Dương đưa ra kiến nghị Chính phủ nên tiếp cận theo hướng cởi bỏ các điều kiện kinh doanh thay vì áp dụng các điều kiện kinh doanh gò bó của mô hình kinh doanh truyền thống lên các mô hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo. Trong quá trình quản lý các nền tảng, Nhà nước cần chú trọng xem xét các điều kiện giao dịch chung, đặc biệt trong việc phân định trách nhiệm các bên để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ các đối tác yếu thế trong giao dịch.
Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng phòng Pháp luật Kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật.
Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019. Mục tiêu của Đề án là tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa hoạt động kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển kinh tế số.
Toàn cảnh Hội thảo
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)