25/09/2019 - 3412 lượt xem
Với sự hỗ trợ của dự án GIZ, ngày 24/9/2019, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học "Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển: Nghiên cứu trường hợp của các khu kinh tế ven biển miền Trung". Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đại biểu đến từ một số bộ, ngành, Học viện, nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, hoạch định chính sách và cơ quan thông tin đại chúng.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo.
Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển các Khu kinh tế (KKT) ven biển, các khu này đã và đang có những đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương có KKT ven biển nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, các KKT ven biển Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và mục tiêu phát triển. Hội thảo mong nhận được ý kiến của các chuyên gia thảo luận, trình bày ý kiến và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các KKT biển theo hướng hiệu quả, bền vững.
Tiến sỹ Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trình bày bác cáo nghiên cứu: Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển: Nghiên cứu trường hợp của các khu kinh tế ven biển miền Trung.
Báo cáo nghiên cứu đã nêu lên 3 vấn đề chính:
1) Xem xét một số mô hình phát triển khu kinh tế ven biển (KKTVB) ở một số nước trên thế giới và rút ra một số bài học cho Việt Nam
2) Xem xét thực trạng phát triển các KKTVB cả nước và những hệ lụy, hạn chế trong phát triển các khu kinh tế này
3) Xác định các rào cản và giải pháp pát triển các KKTVB cả nước nói chung và Miền Trung nói riêng theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Trong đó, Báo cáo nêu lên một số kết quả đã đạt được trong thời gian qua: (i) Đã và đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế địa phương, vùng và cả nước; (ii) đã thúc đẩy phát triển SXCN, hình thành một số ngành CN chủ lực; (iii) thúc đẩy phát triển thương mại; (iv) giải quyết việc làm và phát triển kỹ năng. Tuy nhiên, KKTVB cũng còn một số hạn chế: (i) thu hút đầu tư XD CSHT và SXKD còn hạn chế; (ii) Thu hút ĐT vào các ngành SX thâm dụng LĐ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; (iii) Đóng góp của KKTVB vào PTKT của QG còn khiêm tốn; (iv) Tình trạng lãng phí đất đai và lãng phí ĐT;.... Báo cáo cũng chỉ ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển của KKTVB: (i) Tư duy, quan điểm mở rộng phát triển các KKTVB còn dàn trải; (ii) Cơ chế, chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn NĐT; (iii) Tính kỷ luật thực thi chính sách chưa cao; (iv) Huy động nguồn VĐT, đặc biệt là VĐT phát triển CSHT kỹ thuật còn hạn chế; (v) Thiếu liên kết vùng và cát cứ địa phương cũng cản trở khai thác tiềm năng một cách tối ưu;...
Một số đại biểu tham dự hội thảo đã có tham luận, góp ý vào Báo cáo nghiên cứu, qua đó nổi lên mấy vấn đề :
1) Báo cáo nghiên cứu đã nêu được kinh nghiệm quốc tế trong phát triển KKTVB và rút ra kinh nghiệm có thể được áp dụng ở Việt Nam hiện nay; Báo cáo cũng đã nêu lên được những kết quả của các KKTVB, những vấn đề còn đang là rào cản, hạn chế và những kiến nghị cụ thể về phát triển KKTVB.
2) Về tổ chức quản lý KKT: báo cáo cần có nghiên cứu sâu hơn và có đề xuất đối với mô hình quản lý, xây dựng tiêu chí đánh giá KKTVB; làm rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KKTVB (khách quan, chủ quan), đặc biệt là trường hợp của các KKT ven biển miền Trung. Lựa chọn một vài nhân tố quan trọng có tác động đến hình thành và phát triển KKTVB (quy hoạch, chính sách của TW, địa phương, chiến lược biển; nhu cầu, …);
3) Báo cáo cần bổ sung thêm bảng ma trận về kết quả của 11 KKTVB Miền Trung, trong đó thể hiện rõ những được, chưa được, những vấn đề cần khắc phục.
4) Cơ chế, chính sách phát triển KKT, KKTVB đã có, nhưng chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Trong tương lai, đề xuất ban hành luật về phát triển KKTVB có vấn đề gì để vượt chội, cần có sự nghiên cứu sâu
5) Nâng cao chất lượng quy hoạch; xây dựng mô hình ban quản lý KKT quản lý toàn diện; cải cách thủ tục hành chính; đào tạo lao động chất lượng cao; …..
Phát triển KKTVB bền vững trong bối cảnh hiện nay rất quan trọng, kể cả trong kinh tế và an ninh biển. Nghiên cứu này đã bước đầu phát hiện được một số vấn đề và đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia. Nhóm nghiên cứu mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo, cơ quan để hoàn chỉnh báo cáo và có những kiến nghị, đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy KKTVB phát triển.
Một số hình ảnh Hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)