21/09/2019 - 1900 lượt xem
Thực hiện “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, ngày 20/9/2019, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo “Chính sách nâng cao chất lượng hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến: Thực trạng, bất cập và giải pháp”.
Hội thảo được tổ chức nhằm cập nhật, đánh giá tác động của các chính sách hiện hành đến phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản; làm rõ thực trạng và bất cập, hạn chế trong triển khai thực hiện các chính sách đầu tư, KHCN, thuế, tín dụng, chuyển giao công nghệ, chính sách hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong chế biến nông sản, thủy sản, những cơ chế phối hợp, tổ chức triển khai chính sách hiện hành. Từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, phát triển thị trưởng xuất khẩu thủy sản và thúc đẩy thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chiến lược Công nghiệp hóa.
Đến dự Hội thảo đại diện một số bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu, hiệp hội, chuyên gia, báo chí và truyền hình. Tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng phụ trách CIEM chủ trì Hội thảo.
Bà Lê Thị Bích Thu, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (AgroTrade), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) trình bày tham luận về thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030. Bài tham luận tập trung phân tích thành công và hạn chế công nghiệp chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; đưa ra mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và giới thiệu một số chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản hiện nay.
Ông Vũ Huy Phúc, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), MARD trình bày tham luận về thách thức trong nâng cao chất lượng hàng nông sản chế biến: chính sách và giải pháp. Trong đó phân tích thực trạng ngành chế biến nông sản bao gồm những hạn chế, cơ hội của ngành chế biến nông sản đồng thời nêu định hướng giải pháp ngành chế biến nông sản trong thời gian tới và đề xuất đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Bà Trần Hoàng Yến, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trình bày tham luận nhấn mạnh những yêu cầu và giải pháp để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong ngành thủy sản. Trong đó, phân tích tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam, đưa ra những yêu cầu đối với đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản và nêu những tồn tại và giải pháp.
Nội dung của các bài đã nêu bật được kết quả của ngành chế biến nông sản trong những năm qua: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt khoảng 5 - 7%; Kim ngạch xuất khẩu nông sản bình quân tăng khoảng 8 - 10 %/năm (năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD). Hiện tại có trên 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình, sử dụng 1,6 triệu lao động, mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/tháng. Hiện nay có một số tập đoàn kinh tế tư nhân đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực chế thủy nông sản với năng lực và chất lượng được đánh giá cao trong khu vực.
Trong phần thảo luận, đa số ý kiến nêu ra những khó khăn, thuận lợi hiện tại đối với ngành chế biến thủy sản, như vấn đề: đất đai đối với doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản; giá thu mua trong liên doanh, liên kết giữa nhà chế biến và nhà nuôi trồng thủy sản; Trình độ công nghệ chế biến của Việt Nam đang ở mức độ trung bình trên thế giới; Sản phẩm chế biến chủ yếu vẫn là sơ chế có GTGT thấp; Trình độ quản lý và tay nghề chuyên môn phục vụ công nghiệp chế biến còn thấp, số lượng qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp; Cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn việc đầu tư vào chế biến nông sản (đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ,…).
Hội thảo ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu và mong muốn các Bộ, ngành cùng có những điều tra, nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện để ngành chế biến nông sản phát huy được thế mạnh, đóng góp phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)