19/09/2019 - 4051 lượt xem
Nhằm đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020, ngày 17/9/2019, trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020”.
TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì và trực tiếp trình bày Báo cáo tại Hội thảo.
TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tham dự Hội thảo có gần 100 đại biểu đến từ một số Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, tập đòan kinh tế nhà nước và cơ quan truyền thông, báo chí, ….
Báo cáo đánh giá kết quả trên một số nội dung như: Ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế; tăng trưởng và cách thức, chất lượng tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu; tái cơ cấu (đầu tư, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp nhà nước). Nội dung Báo cáo đã nêu ra được những kết quả tích cực trong quá trình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 và chỉ ra nguyên nhân của thành công: Chuyển trọng tâm cải cách và điều hành phát triển kinh tế xã hội; tập trung nguồn lực cho ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện mạnh mẽ cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh; thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư trong nước. Đồng thời, Báo cáo cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm, như: Cải cách thể chế, nhất là thể chế phân bổ nguồn lực và các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế tiến hành chưa được nhất quán, toàn diện, đủ rộng và đủ manh để chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại; một số chủ trương, định hướng cải cách trong Nghị quyết của Đảng chưa được triển khai thực hiện triệt để.
Toàn cảnh Hội thảo
Để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng cần hệ thống đồng bộ các giải pháp tổng thể đối với toàn bộ nền kinh tế, đối với từng ngành, lĩnh vực và địa phương, Báo cáo đã kiến nghị một số giải pháp: (1) khắc phục dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển nhanh hơn, đồng đều hơn; đối với doanh nghiệp nhà nước tạo dựng sự tự chủ và năng động hơn theo quy luật kinh tế thị trường, tiếp tục đầu tư phát triển và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, có sức cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và đóng góp tương xứng với nguồn lực sử dụng; (2) khắc phục sự chia cắt, cát cứ, thiếu kết nối, thiếu bổ sung hợp lý giữa các thành phần kinh tế, đồng thời làm cho khu vực kinh tế trong nước hướng ngoại nhiều hơn, mở rộng kinh doanh toàn cầu; (3) làm cho cơ cấu kinh tế nói riêng, nền kinh tế nói chung trở lên năng động hơn; trọng tâm là đảm bảo quyền cơ bản của nhà đầu tư kinh doanh được thực thi trên thực tế. Tạo ra cơ cấu vùng kinh tế động lực tăng trưởng, các vùng này huy động được đủ nguồn lực, khai thác được lợi thế.
Để có được nền kinh tế năng động, phát triển không thể thiếu vai trò dẫn dắt, thúc đẩy của nhà nước. Đó là vai trò kiến tạo, tạo điều kiện để các ngành, nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, quy trình mới, mô hình kinh doanh mới, … xuất hiện và phát triển.
Báo cáo cũng đã kiến nghị một số giải pháp chính để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng: Cải cách thể chế, giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân và giải pháp cơ cấu lại đầu tư, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Hội thảo đã tiếp nhận được một số tham luận, góp ý của đại biểu vào Báo cáo. Cơ bản các ý kiến đều đồng tình với những kết quả đã được nghiên cứu, phân tích sâu trong Báo cáo.
Báo cáo cần tiếp tục được nghiên cứu một số vấn đề, như: tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế; tái cơ cấu ngông nghiệp gắn với phát triển nông thôn mới; nghiên cứu sâu hơn mô hình tăng trưởng kinh tế mới; vấn đề nợ công với sử dụng phương pháp tính mới kể cả tính GDP, giá trị gia tăng, ….; giải pháp tái cơ cấu trong cách mạng công nghiệp 4.0; cải cách phải có mục tiêu, lộ trình; thể chế cần phải đáp ứng, thực hiện các cam kết CPTPP; nên có đánh giá đối với đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh; …. ./.
Một số hình ảnh các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo:
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)