05/08/2019 - 1882 lượt xem
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao (tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 08/4/2018 về phiên họp thường kỳ tháng 3/2018) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, xây dựng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển, Đổi mới và Tăng trưởng kinh tế: kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam”.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tham dự Hội thảo có một số chuyên gia đến từ Hàn Quốc, đại biểu đến từ một số Bộ, ngành, các hiệp hội, doanh nghiệp, các Viện nghiên cứu, trường đại học và cơ quan thông tấn báo chí.
Toàn cảnh Hội thảo
Các chuyên gia đến từ Hàn Quốc đã chia sẻ trong hội thảo về nền kinh tế sáng tạo, chính sách cho công nghệ thông tin và truyền thông, R&D của Hàn Quốc:
1) Tiến sỹ Chang-Whan Ma, Phó Chủ tịch điều hành Hiệp hội Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KOITA), nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Thông tin truyền thông Hàn Quốc trình bày “Nghiên cứu và phát triển (R & D) của các công ty trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam”.
Tiến sỹ Chang-Whan Ma, Phó Chủ tịch điều hành Hiệp hội Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KOITA), nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Thông tin truyền thông Hàn Quốc
2) Giáo sư, Tiến sỹ Park seung Chang, Chủ tịch Hiệp hội các nhà khoa học CNTT đạo đức của Hàn Quốc (KITELA) trình bày hai bài:
Bài thứ nhất: Nền kinh tế sáng tạo và Chính sách công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Hàn Quốc.
Bài thứ hai: “Chính phủ 3.0” của Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Giáo sư, Tiến sỹ Park seung Chang, Chủ tịch Hiệp hội các nhà khoa học CNTT đạo đức của Hàn Quốc (KITELA
Nội dung các bài trình bày toát lên sự phát triển của Hàn Quốc ngày hôm nay đã phải vượt qua những khó khăn của nền kinh tế sau chiến tranh, những quyết sách, định hướng của chính phủ Hàn Quốc trong việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Như, phát triển E-Gov qua 6 giai đoạn: Khởi động, xây dựng nền tảng, đi vào vận hành, nhân rộng mô hình, phát triển theo quỹ đạo chung và chính phủ 3.0. Từ giữa năm 1980-1990, Hàn Quốc đã xây dựng 5 Hệ thống thông tin cơ bản quốc gia (NBIS), xây dựng Mạng máy tính mở rộng và Thúc đẩy việc sử dụng vào năm 1987. Trong giai đoạn tiếp theo, từ giữa năm 1990 - 2000, Hàn Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng cho truyền thông thông tin tốc độ cao, ban hành Đạo luật khung về xúc tiến thông tin vào năm 1995. Trong giai đoạn ba, 2001-2002, chính phủ sau đó đã đưa ra 11 sáng kiến lớn cho E-Gov, ban hành Đạo luật Chính phủ điện tử năm 2001. Từ năm 2003 -2007, thực hiện 31 dự án lộ trình, đặt nền móng cho liên kết và tích hợp nhiều cơ quan chính phủ. Từ năm 2008, tập trung vào thiết lập Kế hoạch tổng thể về tin học quốc gia năm 2008 và thực hiện 12 nhiệm vụ dựa trên các nguyên tắc mở cửa, chia sẻ và hợp tác. Hơn nữa, Hàn Quốc cũng đã phát triển Chính phủ điện tử bằng cách thiết lập các kế hoạch xúc tiến của Chính phủ thông minh và thực hiện các dự án liên quan. Giờ đây, chính phủ cho phép truy cập công khai hơn vào cơ sở dữ liệu của chính phủ, mở rộng sự tham gia của người dân, tăng cường liên lạc giữa các cơ quan chính phủ và cung cấp các dịch vụ công được điều chỉnh bằng cách khởi xướng “Chính phủ 3.0”, để phát triển E-Gov.
Phát triển Nền kinh tế sáng tạo: Bài tham luận đã cho biết, Chỉ số Sáng tạo Bloomberg 2019 (Bloomberg 2019 Inovation Index) đánh giá Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia đứng đầu tiếp theo là CHLB Đức .
Năm 2018, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2019 -2023), trong đó đầu tư ₩ 2,2 nghìn tỷ để tăng cường hoạt động R & D trong AI. Kế hoạch được chia thành ba nội dung chính
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã trao đổi cởi mở với các chuyên gia Hàn Quốc về một số nội dung: Mô hình chính phủ 3.0 có khác gì chính phủ điện tử, yếu tố nào quyết định sự thành công Chính phủ 3.0 của Hàn Quốc; Viện nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp và Trung tâm hỗ trợ sáng tạo do cơ quan nào thành lập, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của 2 cơ quan này thế nào trong nền kinh tế; đề nghị nêu một số doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi; mô hình cạnh tranh mới như thế nào; 5 hệ thống thông tin cơ bản của Hàn Quốc gồm những gì; Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Việt Nam nên tiếp cận như thế nào? …..
Các chuyên gia Hàn Quốc đã cởi mở trả lời với các câu hỏi trên.
Tài liệu Hội thảo xin xem ở đường link
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)