12/07/2019 - 3752 lượt xem
Trong khuôn khổ Chương trình "Ôxtrâylia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" (Aus4Reform), ngày 12/7/2019, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo " Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019: Kết quả và Góc nhìn".
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS Nguyễn Đình Cung, Giám đốc quốc gia Chương trình Aus4Reform, chủ trì Hội thảo.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS Nguyễn Đình Cung, Giám đốc quốc gia Chương trình Aus4Reform
Tham dự Hội thảo có đại diện một số Bộ, ngành, viện nghiên cứu, cơ quan thông tấn, báo chí đến dự và đưa tin.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trình bày Báo cáo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019: Kết quả và Góc nhìn.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Báo cáo đã nêu bật một số thành quả của kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019: Tăng trưởng của Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực, tính chung, 6 tháng đầu 2019 GDP tăng 6,76%, cao hơn cùng thời kỳ giai đoạn 2011 – 2017; khu vực nông-lâm-thủy sản tăng 2,39%; Khu vực công nghiệp – xây dựng đạt tốc độ tăng giá trị gia tăng 8,93%; khu vực dịch vụ tương trưởng 6,69% (ít chuyển biến); sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp có phần rõ nét nhất là doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo do tác động tích cực từ môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong toàn nền kinh tế ước khoảng 55,5 triệu người; CPI bình quân tăng 2,65%. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt khoảng 822,9 nghìn tỷ đồng; khu vực dân doanh vẫn giữ vị trí hàng đầu với tăng trưởng đầu tư 16,4%; tổng vốn đầu tư FDI đăng ký 18,5 tỷ USD; tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,72 tỷ USD (thặng dư khoảng 1,6 tỷ USD); chi NSNN ước đạt 367 nghìn tỷ đồng, tương đương 22,5% dự toán chi năm 2019. Công tác điều hành chính sách nói chung và chính sách kinh tế vĩ mô nói riêng có nhiều điểm sáng, thể hiện ở mặt bằng lãi suất tương đối ổn định, tỷ giá tương đối ổn định, xử lý tương đối hiệu quả những bất định từ bên ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, thu ngân sách nhà nước tăng khá.
Báo cáo đưa ra kết quả dự báo: tăng trưởng kinh tế năm 2019 có thể đạt mức 6,82%; tăng trưởng xuất khẩu ở mức 8,02%; thặng dư thương mại ở mức 0,8 tỷ USD và lạm phát (bình quân) dự báo ở mức 3,38%.
Toàn cảnh Hội thảo
Báo cáo cũng dự báo một số diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2019 do ảnh hưởng từ một số yếu tố: (1) rủi ro suy thoái kinh tế thế giới; (2) căng thẳng thương mại khu vực; (3) kỳ vọng vào việc phê chuẩn EVFTA; (4) hàng Việt Nam xuất khẩu có thể gặp nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, v.v. (5) sự đối đầu giữa các công nghệ mới và tư duy quản lý truyền thống. Đặc biệt, Báo cáo nhìn nhận một số vấn đề như mong muốn chính đáng và khó khăn thực tế về định nghĩa “Hàng Việt Nam”, yêu cầu sàng lọc dự án đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới, v.v.
Đồng thời, Báo cáo cũng phân tích chi tiết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến sửa đổi Luật Doanh nghiệp, diễn biến và một số góc nhìn về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Đại biểu tham dự đã tích cực thảo luận, góp ý vào bản Báo cáo chính của Hội thảo.
Đại biểu đóng góp ý kiến
Hội thảo " Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019: Kết quả và Góc nhìn" là một thông điệp về việc ưu tiên chính sách cải thiện nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế và xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động. Đồng thời Báo cáo cũng đưa ra một số kiến nghị về cải cách nền tảng kinh tế vi mô, song song với các biện pháp kinh tế vĩ mô và một số biện pháp khác.
Đường link:
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)