08/05/2019 - 5021 lượt xem
Ngày 8 tháng 5 năm 2019, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Nhóm công tác thị trường vốn – Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo : Tăng cường việc tiếp cận thị trường vốn Việt Nam.
Hội thảo có sự tham dự của ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; và hơn 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty có hoạt động trên thị trường vốn và các báo đài đến đưa tin về chương trình.
Một só diễn giả tham gia Hội thảo
Hội thảo gồm 2 phần chính:
Phần 1 là 03 bài thuyết trình của bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ Dragon Capital; ông Rehan Anwer, Giám đốc quản lý điều hành của Khối Ngân Hàng Đầu tư và Thị Trường Vốn thuộc Credit Suisse AG Singapore.
Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ Dragon Capital; ông Rehan Anwer
Ông Rehan Anwer, Giám đốc quản lý điều hành của Khối Ngân Hàng Đầu tư và Thị Trường Vốn thuộc Credit Suisse AG Singapore.
Các bài trình bày tại Hội thảo đều nhận định rằng đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì việc xây dựng, vận hành thị trường vốn có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng và hỗ trợ các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, thị trường vốn cần có thêm những sản phẩm mới nhằm thu hút, tạo điều kiện để các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài có thêm những cơ hội và phát huy tốt nhất hiệu quả của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Nội dung các bài tham luận đã đề xuất một số sản phẩm mới cho thị trường chứng khoán nên cân nhắc đến như: (1) Cổ phiếu không có quyền biểu quyết; (2) Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR). Những công cụ này đã được các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia kinh tế nghiên cứu tại một số thị trường như Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, và cho thấy tính hữu ích khi huy động nguồn vốn đáng kể cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để triển khai cung cấp các sản phẩm này tại Việt Nam sẽ cần các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng một quy trình bao quát, chặt chẽ và điều chỉnh các quy định pháp luật có liên quan. Ban đầu, có thể triển khai một giai đoạn thí điểm nghiên cứu cho phép thành lập công ty phát hành NVDR thuộc sở giao dịch chứng khoán. Đồng thời, cần cân nhắc sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Các tổ chức tín dụng để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công ty hoạt động.
Toàn cảnh Hội thảo
Phần 2 là phiên thảo luận mở về các công cụ, chính sách cần thiết để tăng cường việc tiếp cận đối với thị trường vốn Việt Nam. Phiên thảo luận có sự tham gia của các chuyên gia: (1) ông Phan Đức Hiếu, bà Tạ Thanh Bình (Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), bà Nguyễn Thị Việt Hà, ông Trịnh Hoài Giang (Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán TP. HCM), ông Nguyễn Kiên (Luật sư cao cấp, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital).
Các ý kiến trao đổi, thảo luận, thắc mắc tập trung xoay quanh những vấn đề như: nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; rà soát các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh hạn chế với nhà đầu tư nước ngoài; quản lý nhà nước trên thị trường vốn; nghiên cứu điều chỉnh một số luật, nghị định liên quan đến huy động vốn để thị trường vốn có nhiều sản phẩm hơn… Đặc biệt, các diễn giả và đại biểu tham dự đã trao đổi sâu về tiềm năng, khả năng cũng như những thách thức nếu áp dụng NVDR tại Việt Nam; từ đó đề xuất những biện pháp để sản phẩm này được triển khai tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Những nội dung trao đổi tại Hội thảo một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của các công cụ kỹ thuật mới để khơi thông luồng chảy vốn cho thị trường Việt Nam, giúp con thuyền kinh tế có thêm động lực vươn ra biển lớn. Đồng thời, đây cũng là nguồn ý kiến quan trọng để các cơ quan hoạch định chính sách làm căn cứ trong quá trình sửa đổi, bổ sung các Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán trong thời gian tới.
Hình ảnh một số đại biểu phát biểu tại Hội thảo:
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tầng 4, nhà D, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)