19/04/2019 - 3762 lượt xem
Trong năm APEC 2017 tại Việt Nam, Ủy ban Kinh tế APEC đã thông qua Khung khổ APEC-OECD về đánh giá cạnh tranh, nhằm khuyến khích phổ biến, nâng cao năng lực thực hiện cách tiếp cận có hệ thống, nhất quán, minh bạch trong xây dựng, rà soát và đơn giản hóa văn bản chính sách tại các nền kinh tế thành viên APEC. Trong khung khổ ấy, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Khóa tập huấn về “Nâng cao năng lực đánh giá cạnh tranh trong xây dựng văn bản chính sách ở Việt Nam”. Khóa tập huấn diễn ra trong hai ngày 01-02/4/2019 tại Đà Nẵng.
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn quan trọng về cải cách cơ cấu và hoàn thiện thể chế kinh tế theo định hướng thị trường, trong đó hoàn thiện hệ thống chính sách là một nội dung ưu tiên. Nội dung khóa tập huấn tập trung vào: (i) khung khổ chính sách cạnh tranh tại Việt Nam; (ii) giới thiệu và thảo luận triển vọng áp dụng Khung khổ APEC-OECD về đánh giá cạnh tranh tại Việt Nam; (iii) chia sẻ kinh nghiệm của Mỹ và Úc về đánh giá cạnh tranh trong xây dựng chính sách; (iv) vận dụng đánh giá cạnh tranh để nâng cao hiệu quả xây dựng văn bản chính sách của một số ngành hàng/dịch vụ ở Việt Nam như dịch vụ truyền hình trả tiền, trong lĩnh vực điện ảnh, cạnh tranh trên nền tảng công nghệ; và (v) trình bày, thảo luận những kết quả chính của nghiên cứu thử nghiệm áp dụng Khung khổ APEC-OECD vào đánh giá cạnh tranh trong xây dựng văn bản chính sách tại Việt Nam.
Tham dự Tập huấn trên 40 cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác xây dựng và thực thi văn bản chính sách ở Trung ương và địa phương như Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế; các Sở, hiệp hội doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu tại Đà Nẵng; các cán bộ nghiên cứu đến từ Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Khóa tập huấn là cơ hội kết nối các chuyên gia về cạnh tranh với các cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi chính sách tại trung ương và địa phương; qua đó đóng góp quan trọng vào nâng cao năng lực xây dựng văn bản chính sách tại Việt Nam, hướng tới nỗ lực cắt giảm các rào cản pháp lý và chính sách không cần thiết nhằm đảm bảo thị trường vận hành hiệu quả, đồng thời tạo thuận lợi và động lực cho doanh nghiệp tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
Tài liệu đính kèm:
- 06
Một số hình ảnh của khóa tập huấn:
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Thông tin tư liệu.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)