29/03/2019 - 4208 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Chính sách phát triển vùng kinh tế động lực trong điều kiện mới ở Việt Nam
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Thu Hương - Phó trưởng ban, Ban Nghiên cứu Tổng hợp
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của Đề tài là đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách phát triển vùng KTĐL ở Việt Nam trong thời gian tới.Để thực hiện mục tiêu này, Đề tài đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện đó là:
- Tổng quan làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về vùng, vùng KTĐL và phân vùng KTĐL;
- Rà soát, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách phân vùng và chính sách phát triển vùng KTĐL;
- Đề xuất một số giải pháp chính sách phát triển vùng KTĐL ở Việt Nam bối cảnh mới.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Chính sách phát triển vùng KTĐL.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Do vùng KTĐL là một mô hình vùng mới chỉ xuất hiện trong các văn bản chủ trương của Đảng và Nhà nước, và vùng này hiện nay vẫn chưa được thành lập ở Việt Nam. Vì vậy, khi đánh giá thực trạng phát triển vùng KTĐL ở Việt Nam, đề tài sẽ tập trung vào một số vùng đã được thành lập và đảm đương vai trò, sứ mệnh tương tự vùng KTĐL. Cụ thể, đề tài sẽ đề cập tới 04 vùng KTTĐ (đó là: vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long), vùng thủ đô Hà Nội và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
Về kinh nghiệm quốc tế, đề tài tập trung phân tích kinh nghiệm của Thái Lan, Hàn Quốc, Romania, Mỹ, Brazil và Italia.
- Về thời gian: Phần phân tích thực trạng vùng KTTĐ ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2018; và phần đề xuất kiến nghị đến năm 2030.
- Về nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu vào chính sách phân vùng KTĐL và chính sách phát triển kinh tế vùng KTĐL trong phạm vi một quốc gia.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận của đề tài:
Phát triển vùng KTĐL là một vấn đề tương đối phức tạp nên đòi hỏi cách tiếp cận đa dạng, tổng thể, vì vậy, đề tài sử dụng cách tiếp cận:
- Từ góc độ quản lý nhà nước, trong đó xem xét vai trò của chính quyền Trung ương (cơ quan Chính phủ) và bộ máy vùng trong việc ban hành và thực thi chính sách phát triển vùng KTĐL.
- Từ góc độ lý thuyết cực tăng trưởng (một bộ phận của kinh tế học vùng) để phân tích, xem xét sự hình thành vùng KTĐL ở Việt Nam. Lý thuyết này chú trọng vào những vùng/khu vực làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của vùng. Lý thuyết cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của vùng; và chính sự tập trung công nghiệp và dịch vụ ở các vùng/cực đã giúp cho vùng giữ vai trò là hạt nhân phát triển. Lý thuyết này cổ súy cho “lợi thế phát triển không cân đối” theo lãnh thổ bởi một quốc gia không thể có sự phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó trong cùng một thời gian mà có xu hướng tăng trưởng, phát triển nhanh ở một vài vùng/khu vực nào đó. Sự tăng trưởng nhanh ở các vùng này sẽ tạo ra những ảnh hưởng/tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển của các vùng xung quanh.
Từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng chính sách phát triển vùng KTTĐ ở Việt Nam, đề tài sẽ đề xuất một số kiến nghị/hàm ý về chính sách phát triển vùng KTĐL áp dụng ở Việt Nam thời gian tới. Các giải pháp tập trung giải quyết 02 nhóm vấn đề, đó là: chính sách phân vùng KTĐL và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế vùng KTĐL ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp; so sánh, đối chiếu thực tiễn với lý thuyết; và nghiên cứu định tính là chủ yếu.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: thu thập, rà soát, phân tích và tổng hợp các tài liệu thống kê, các tài liệu sẵn có trong và ngoài nước về phát triển vùng KTTĐ hay vùng kinh tế động lực.
- Phương pháp chuyên gia: thảo luận, lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển vùng về chủ đề nghiên cứu của đề tài.
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài được kết cấu như sau:
- Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển vùng kinh tế động lực.
Chương 2: Thực trạng phát triển vùng kinh tế động lực ở Việt Nam.
Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp phát triển vùng kinh tế động lực đối với Việt Nam.
- Kết luận
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)