18/01/2019 - 4358 lượt xem
Trong khuôn khổ Chương trình “Ôxtrâylia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2018 và Triển vọng 2019-2020: Vận hội mới - Yêu cầu mới”. Hội thảo do TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM,Giám đốc Quốc gia Chương trình Aus4Reform chủ trì.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết,đến nay có rất nhiều báo cáo và hội thảo về kinh tế vĩ mô đã được thực hiện; đây là nhiệm vụ của CIEM thực hiện hàng quý, hàng năm. Báo cáo này nhằm cập nhật, phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2018; Đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2019, với ý kiến phân tích có độ sâu của chuyên gia. TS. Nguyễn Đình Cung bày tỏ hy vọng năm 2019 nền kinh tế đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các mặt.
Ảnh 2: Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp Nguyễn Anh Dương giới thiệu tóm tắt nội dung báo cáo tại Hội thảo
Thay mặt nhóm nghiên cứu,Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp Nguyễn Anh Dương giới thiệu tóm tắt nội dung báo cáo “Kinh tế Việt Nam 2018 – 2019: Chuyển biến, triển vọng và một số vấn đề”. Theo đó, GDP quý IV tăng 7,31%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017, nhưng cao hơn so với quý II-III. Tốc độ tăng GDP cả năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng ở quý thứ 6 liên tiếp trong chu kỳ tăng trưởng.Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,93%. Tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%. Thặng dư thương mại ở mức 2,04 tỷ USD. Mức tăng giá tiêu dùng bình quân là khoảng 3,88%. Ông Dương cũng đi sâu vào hai vấn đề có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam năm 2019, bao gồm cách thức thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2019 và ứng xử với diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc ở các kịch bản khác nhau.
Ảnh 3: Các đại biểu phát biểu tại Hội thảo
Báo cáo cũng phân tích những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và mức độ sẵn sàng tham gia của Việt Nam. Qua đó, kết luận rằng Việt Nam có điều kiện và có lợi ích to lớn trong việc tham gia cách mạng công nghiệp 4.0. Việc tham gia nhanh hay chậm sẽ quyết định tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để đạt được năng suất cao hơn, năng lực cạnh tranh tốt hơn và mức độ thịnh vượng lớn hơn.
Ông Nguyễn Anh Dương cho biết, từ việc phân tích hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2011-2016 của các thành phần kinh tế, báo cáo chỉ ra những nguyên nhân tại sao khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khiêm tốn vào GDP. Đồng thời, với cách tiếp cận ước tính thặng dư sản xuất theo phương pháp thu nhập, báo cáo nhận định đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất. Từ đó, khuyến nghị song hành với cải cách hành chính, cải cách tư pháp cần phải là một trọng tâm cải thiện môi trường kinh doanh sắp tới.
Ảnh 4: Toàn cảnh Hội thảo
Tại phiên thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đều đánh giá cao báo cáo. Tuy nhiên, một số ý kiến kiến nghị phân tích thêm về phong trào khởi nghiệp, những nỗ lực cải cách thể chế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?, v.v../.
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Thư viện CIEM
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Nguồn: Trung tâm Tư vấn, đào tạo và Thông tin tư liệu (CIEM).
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...