10/09/2018 - 3242 lượt xem
Căn cứ Quyết định số 619/QĐ-QLKTTW ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về việc cử viên chức tham dự Khóa học ngắn hạn về Thực hiện dự án nhằm phát huy tiềm năng giới tại Brisbane- Australia từ ngày 20/8/2018 đến ngày 31/8/2018. Khóa học do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ. Kết thúc thời gian học tập, đoàn học viên xin báo cáo kết quả như sau:
Khóa đào tạo Thực hiện dự án nhằm phát huy tiềm năng giới gồm 3 học phần:
1. Hội thảo khởi động: diễn ra từ ngày 14-15/5/2018 tại Hà Nội, nội dung của chương trình cung cấp cho học viên những khái niệm ban đầu về giới. Thành phần tham gia khóa đào tạo bao gồm các công chức, viên chức đến từ Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và cán bộ dự án Aus4Reform. Thành phần diễn giả bao gồm giảng viên của Đại học Công nghệ Queensland (QUT) - thành phố Brisbane- Australia và một số giảng viên trong nước.
2. Hội thảo tiền khóa học: diễn ra từ ngày 5/8/2018 đến 10/8/2018 tại Ninh Bình, nội dung của chương trình tiền khóa học là cung cấp một số khái niệm cơ bản về bình đẳng giới, nhận thức về giới, Luật Bình đẳng giới năm 2015. Bên cạnh đó, các học viên được nghe chia sẻ, trao đổi liên quan đến hoạt động bình đẳng giới tại Việt Nam với các diễn giả khách mời đến từ Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên thiếu niên và nhi đồng (Quốc hội), Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - phụ nữ và vị thành niên, Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW). Học phần tiền khóa học đã giúp cho học viên có một cái nhìn cơ bản và tổng quan về giới, các khái niệm về giới nói chung và quyền của phụ nữ và trẻ em liên quan đến giới, chiến lược và hoạt động lập kế hoạch thực hiện bình đẳng giới, các thách thức trong lĩnh vực cải cách giới ở Việt Nam và là nền tảng kiến thức để học viên thực hiện tốt khóa học chính tại Australia.
3. Học phần chính: từ ngày 20/8/2018 đến 31/8/2018 tại QUT – thành phố Brisbane – Australia.
Nội dung khóa học bao gồm có các vấn đề chính sau đây:
3.1. Cải cách kinh tế qua lăng kính của phụ nữ
Trong bối cảnh hiện nay, phụ nữa bị ảnh hưởng bởi những quan niệm về giới do xã hội nhìn nhận liên quan đến cộng đồng, sản xuất và nghĩa vụ chăm sóc gia đình, chăm sóc trẻ em cũng như địa vị xá hội dẫn dến việc tiếp cận các phương thức giao thông không bình đẳng hoặc chịu cảnh nghèo đói hoặc cách tiếp cận các nguồn lực kinh tế, xã hội đều không công bằng so với nam giới. Một số vấn đề bất bình đẳng rõ ràng nhận thấy là tuổi hưu của nữ sớm hơn nam giới hay sở hữu đất, quan niệm gia đình phải có con trai để nối dõi tong đường, một số ngành nghề lao động ngăn cản sự tham gia của nữ giới. Việc nữ giới gặp bất lợi hoặc hạn chế tham gia kinh tế sẽ gây nên hậu quả cả tích cực lẫn tiêu cực đối với phụ nữ và xã hội do vậy phụ nữ cần được tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp nữ làm chủ, khuyến khích sự tham gia của nữ giới đối với mọi cấp độ của hoạt động kinh doanh, trong khu vực tư nhân cần có sự thúc đẩy vai trò của nữ giới thông qua cải cách chính sách do vậy cần phải rà soát những lỗ hổng trong văn bản pháp lý và điều chỉnh nhằm đảm bảo phụ nữ không bị loại trừ hoặc phân biệt đối xử.
3.2. Các khái niệm và thuật ngữ chính liên quan đến phân biệt đối xử về giới
Phân biệt đối xử về giới: là bất cứ sự phân biệt, loại trừ hoặc hạn chế nào được thực hiện trên cơ sở giới tính mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm suy giảm hoặc vô hiệu hóa sự công nhận, quyền thụ hưởng hoặc quyền sử dụng của phụ nữ bất chấp tình trạng hôn nhân của hộ trên cơ sở bình quyền nam nữa, bình đẳng và các quyền tự do cơ bản khác trong các lĩnh vực về đời sống và gia đình. Phân biệt đối xử có thể là phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp.
Loại trừ (gạt ra bên lề xã hội): Loại trừ xảy ra khi các nhân bị từ chối hoặc thiếu các phương tiện, vật liệu hoặc yếu tố khác để tham gia một cách hiệu quả và đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa. Loại trừ xã hội xảy ra khi một nhóm nhất định bị cô lập hoặc bị coi thường. Đối tượng thường là người khuyết tật, nhóm yếu thế, dân tộc thiểu số...
Hòa nhập xã hội: là quá trình cải thiện các thức tham gia vào xã hội, đặc biệt đối với các đối tượng yếu thế thông qua tăng cường cơ hôi, tiếp cận nguồn lực, tiếng nói và sự tôn trọng về quyền.
Các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới: tạo điều kiện để nữ giới được tiếp cận các nguồn lực, có cơ hội như nhau để thể hiện tối đa vai trò của mình. Tại Australia, phụ nữ nhận lương hưu thấp hơn nam giới tới 72% do họ nghỉ sinh con hoặc phải chăm sóc gia đình.
Đặc quyền và quyền lực dưới góc độ giới: Phân biệt các khái niệm về đặc quyền và quyền lực, từ đó đánh giá mỗi giới sẽ có những đặc quyền gì và quyền lực như thế nào.
An toàn văn hóa: an toàn văn hóa là một cách tiếp cận về văn hóa trong đó công nhận các nhóm trong xã hội sẽ có các trải nghiệm và nhìn nhận thế giới tương đồng nhưng do sự đa dạng của mỗi cá nhân về vị trí văn hóa, do vậy không thể đưa ra giả định dựa vào khuôn mẫu hoặc ưu thế số đông khi đánh giá, xem xét các vấn đề và cần phải công nhận các quan điểm khác biệt, tránh sự áp đặt.
Khái niệm “khuyết tật”: Xây dựng một cộng đồng hòa nhập, bao trùm, phản đối chủ nghĩa khuyết tật và kỳ thị người khuyết tật. Các diễn giả đưa ra các số liệu về người khuyết tật để học viên nhận thấy rằng người khuyết tật thực chất vẫn có cơ hội bình đẳng tuy nhiên do nhận thức hạn chế và quan niệm xã hội đã khiến họ bị mất đi nhiều cơ hội do vậy cần có chiến lược bền vững để hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.
Các văn bản chính có liên quan đến giới mà Việt Nam đã tham gia:
- Công ước CEDAW về bình đẳng giới năm 1979;
- Luật về Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập, cũng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trọng mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
- Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, bảo giảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đời sống thôn tin, đời sống gia đình, xóa bỏ bảo lực giới.
Hàng ngày, học viên có cơ hội thực hành thông qua phần chiêm nghiệm liên hệ cá nhân, công việc của từng học viên với các lý thuyết đã học, thực hành theo nhóm các bài tập tình huống mà chuyên gia cung cấp để làm rõ các nội dung đã học.
3.3. Thực hành lồng ghép giới
Khóa đào tạo xâu chuỗi và tổng quan đề quá trình đánh giá tác động giới, cụ thể phải xem xét đánh giá tác động giới và các công cụ liên quan đồng thời với thu thập và phân tích dữ liệu cũng như bối cảnh để nhận dạng các vấn đề làm rõ và kiểm tra sau đó xây dựng kế hoạch hành động. Đánh giá tác động giới đầu tiên dựa vào khung phân tích giới và các công cụ nhằm giúp chúng ta biến các mục tiêu của chính sách, pháp luật và nguyên tắc thành hành động cụ thể để có thể phổ biến, ứng dụng và điều chỉnh cho phù hợp với các bối cảnh khác nhau trong đó cần nhấn mạnh vai trò về đào tạo, giáo dục cho các đối tượng để đạt được bình đẳng giới. Các chuyên gia đã ví dụ một số công cụ phân tích giới như khung Phân tích Havard, khung phân tích Moser, công cụ 3R/4R của Thụy Điển, 4 bước GeM cho các dự án. Việc đánh giá tác động giới cần phải đề cập đến các khía cạnh về giới trong các đề xuất chính sách hoặc dự án trong đó cần phải nêu lên:
+ Thực trạng của nam và nữ;
+ Nêu bối cảnh dự kiến có và không có chính sách/ dự án cụ thể;
+ Phân tích chi tiết đề xuất chính sách/dự án;
+ Phân tích và nêu tác động tiềm tàng đối với bình đẳng giới
+ Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực.
Bộ phân tích giới: Kinh nghiệm của Australia về phân tích giới đã được chính quyền thành phố Queensland áp dụng được gói gọn trong khung 8 bước bao gồm các khâu sau đây: xác định vấn đề, thu thập chứng cứ, thông tin, phân tích và xác định các kết quả, lên kế hoạch, tuyên truyền và phổ biến thông tin, thực hiện, theo dõi, giám sát, rà soát và báo cáo.
Bên cạnh đánh giá tác động về giới, lồng ghép giới trong cải cách còn bao gồm việc theo dõi kế hoạch có được thực hiện tốt không? Hay việc đánh giá các rào cản, giám sát quá trình thay đổi và quan tâm đến chi phí khi thực hiện chương trình lồng ghép giới.
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn của Australia về thực hiện bình đẳng giới
Bên cạnh học phần bao gồm lý thuyết và thực hành nhóm, học viên cũng có cơ hội để được lắng nghe chia sẻ trực tiếp kinh nghiệm của Australia trong quá trình vận động thúc đẩy bình đẳng giới tại đây thông qua diễn giả khách mời hoặc thăm quan thực tế một số cơ quan, cụ thể:
- Chia sẻ của đại diện Văn phòng Thủ hiến bang Queensland: Để xây dựng nơi làm việc có tính bao trùm, cơ quan này đã đặt ra các mục tiêu có tính xuyên suốt nhằm mục đích xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới thông qua việc xây dựng chính sách về bình đẳng giới, chính sách về bao trùm, thực hiện báo cáo rà soát định kỳ tình trạng bình đẳng giới tại cơ quan làm việc và thúc đẩy, động viên phụ nữ tham gia lãnh đạo.
- Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chiến lược bình đẳng giới nơi làm việc của cơ quan Bình đẳng giới nơi làm việc thuộc bang New South Wales, Australia: Cơ quan đại diện bình đẳng giới nơi làm việc được thành lập theo Luật về Bình đẳng giới nơi làm việc năm 2013 với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới với sự tham gia của nam giới trong cải cách, nhận dạng những bất lợi cho nữ giới thường xảy ra ở nơi làm việc, đề xuất cải cách và tập trung vào các cơ hội bình đẳng dành cho phụ nữ thông qua yêu cầu các lĩnh vực tư nhân báo cáo. Báo cáo của cơ quan này tác động đến 12.000 lao động trực tiếp và hơn 4.000.000 lao động, yêu cầu báo cáo thường niên đối với hơn 100 nơi tuyển dụng lao đồng, các chỉ số về cân bằng giới, thông tin về bảng câu hỏi. Các báo cáo này được nộp công khai trừ chỉ số lương và những đơn vị không tuân thủ sẽ có chế tài nghiêm khắc để đảm bảo việc tuân thủ diễn ra suôn sẻ. Các chỉ số bình đẳng giới theo Luật này gồm thành phần nam - nữ - giới khác tham gia lực lượng lao động, cấu phần về giới trong thành phần lãnh đạo, trợ cấp công bằng giữa nam và nữ, các cam kết môi trường làm việc linh hoạt và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, các tham vấn với người lao động, chống phân biệt đối xử và tấn công tình dục ở nơi làm việc. Một số chỉ số năm 2017 đáng lưu ý là tỷ lệ chênh lệch nam - nữ trong lao động toàn thời gian là 67,9% và 40,2%, số lượng lao động nữ tham gia các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác mỏ, xây dựng lần lượt là 89.265 - 21.962 - 20.528 người, tỷ lệ nữ giới chiếm vị trí lãnh đạo điều hành chiếm 38,4% trong đó vị trí giám đốc điều hành là 16,5% tuy nhiên bất cân bằng về trả lương tại Australia giữa nam nữ là 17,3% với mức lương cơ bản và 22,4% với mức lương toàn bộ. Khoảng cách chênh lệch về lương đối với vị trí lãnh đạo là 24,9%, trong ngành tài chính lên đến 31,9% và có 37,7% tổ chức thực hiện phân tích chênh lệch trả lương giữa nam giới- nữ giới.
- Chia sẻ kinh nghiệm phân tích – nghiên cứu lồng ghép giới nhằm phát triển và chuyển đổi kinh tế khu vực mang tính phát triển bền vững của Trung tâm nghiên cứu thông tin doanh nghiệp thuộc Trường Đại học Công nghệ Queensland.
- Tham quan thực tế: trong quá trình khóa học, đoàn công tác đã có cơ hội tham quan trụ sở của Trung tâm Chống phân biệt đối xử bang Queensland, Hiệp hội vì cộng đồng lành mạnh bang Queensland chia sẻ kinh nghiệm về lồng ghép giới trong tuần đầu tiên và thăm tổ chức phi chính phủ về chống bạo hành gia đình trong tuần thứ hai của học phần. Ngoài ra đoàn công tác cũng được tiếp xúc và lắng nghe chia sẻ của nhóm doanh nghiệp xã hội do người khuyết tật thành lập hoặc một số chia sẻ liên quan đến dự án khởi nghiệp dành cho đối tượng yếu thế trong xã hội.
3.5 Kế hoạch hành động
Các cán bộ tham gia khóa học đã xây dựng chương trình hành động của từng cá nhân; xây dựng hành động của cả nhóm và trình bày tại ngày cuối của khóa học. Kế hoạch hành động của Nhóm liên quan đến lồng ghép giới và phát huy quyền năng phụ nữ trong cải cách kinh tế và các hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới ở nơi làm việc.
Kết thúc Khóa đào tạo, các học viên đã học hỏi được nhiều kiến thức xã hội tổng hòa nói chung cũng như kiến thức riêng về bình đẳng giới. Bản thân một quốc gia đang phát triển như Australia, vấn đề xóa bỏ bình đẳng giới vẫn là một thách thức không nhỏ đối với chính phủ và các nhà lập pháp và vẫn tồn tại khoảng cách giữa nam-nữ tại đây mặc dù nỗ lực thực hiện bình đẳng giới luôn diễn ra. Việc thực hiện bình đẳng giới không chỉ diễn ra ở khuôn khổ công sở mà mỗi cá nhân cần phải hành động cấp cơ sở, cấp gia đình để có thể thay đổi nhận thức của cộng đồng về giới. Thực hiện bình đẳng giới không chỉ cần sự tham gia của nữ giới mà là nhiệm vụ của toàn xã hội, một trong các mục tiêu của phát triển bền vững toàn cầu.
Khóa học đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích mang tính thực tiễn ứng dụng cao. Một trong những nội dung cụ thể có thể áp dụng tại môi trường làm việc là phân tích giới thông qua thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người lao động tại nơi làm việc qua đó có thể tìm hiểu các vấn đề, tâm tư của lao động nữ để tìm ra phương thức giải quyết tổng thể. Phương thức thực hiện khóa học là kết hợp lý thuyết với thực tế, các học viên có cơ hội để thể hiện ý kiến cá nhân thông qua phần “chiêm nghiệm” mỗi buổi học và hoạt động nhóm để hiểu bài học tốt hơn. Mỗi học viên đã có cơ hội học tập và quan sát thực tế rất tốt để xây dựng kế hoạch hành động của cá nhân cũng như kế hoạch hành động của nhóm. Các học viên cũng có nhiều trải nghiệm tốt để phục vụ công tác chuyên môn trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân.
Học viên là cán bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tham gia khóa học đã hoàn thành tất cả các yêu cầu của khóa học bao gồm hoàn thành các bài tập hàng ngày, làm việc nhóm trong suốt khóa đào tạo, thuyết trình cuối khóa chương trình hành động của từng cá nhân và chương trình hành động của nhóm và đã được QUT cấp chứng chỉ của khóa học./.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)