28/09/2018 - 2684 lượt xem
Thực tiễn trên thế giới thời gian qua đã cho thấy sự chuyển đổi về cách tiếp cận trong việc giải quyết vấn đề môi trường do sản xuất công nghiệp gây ra. Các nước đã dần chuyển từ cách tiếp cận mang tính bị động, xử lý đầu cuối khi vấn đề môi trường đã xảy ra sang cách tiếp cận mang tính chủ động, xử lý vấn đề môi trường ngay khi trong quá trình sản xuất thông qua tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn. Đồng thời, thúc đẩy sản xuất công nghiệp mang tính cộng sinh, tuần hoàn, trong đó đầu ra, chất thải của doanh nghiệp này được sử dụng làm đầu vào của doanh nghiệp khác, giảm thiểu những tác động đối với môi trường của chất thải. Đây chính là tiền đề cho việc hình thành và phát triển các KCN sinh thái trên thế giới, trong đó quan hệ giữa các chủ thể trong KCN mang tính cộng sinh cao, mô phỏng sự vận hành của hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tiến đến triệt tiêu chất thải, rác thải, và các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Với số lượng lớn KCN tại Việt Nam, việc áp dụng cách tiếp cận KCN sinh thái, chuyển đổi và xây dựng mới các KCN sinh thái là hết sức cần thiết. Việc thúc đẩy phát triển KCN sinh thái sẽ không chỉ manglại lợi ích kinh tế và xã hội tại các doanh nghiệp trong các KCN sinh thái, mà còn mang lại lợi ích cho cả người lao động và cộng đồng bên ngoài hàng rào KCN thông qua việc giảm thiểu chất thải và tác động đến môi trường. Thông qua hợp tác, cộng đồng KCN sinh thái sẽ cùng tạo ra những lợi ích có thể lớn hơn nhiều tổng thể lợi ích có thể thu được từ từng doanh nghiệp khi cố gắng tối ưu hóa vận hành của mình một cách đơn lẻ.
Tác giả: ThS. Trần Trung Hiếu - Phó Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Từ khoá: Khu công nghiệp, khu công nghiệp hiện hữu, khu công nghiệp sinh thái, Việt Nam
Nội dung chi tiết xem tại đây:
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)