Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động” (20/07/2018)
Hội nghị hội thảo

Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động” (20/07/2018)

23/07/2018 - 4377 lượt xem

Trong khuôn khổ Chương trình “Ôxtrâylia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform), ngày 20/07/2018, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động”. Nội dung Hội thảo tập trung vào thực trạng, những vấn đề và ưu tiên điều hành, cải cách kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 và hướng đi tiếp theo nhằm củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô giai đoạn 2018-2020. Hội thảo do TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Chương trình Aus4Reform chủ trì.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết kinh tế Việt Nam bước vào quý II với không ít hứng khởi và kỳ vọng. Những chuyển biến về cải thiện môi trường kinh doanh, tái cơ cấu kinh tế song song với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô trong những quý trước ít nhiều đã củng cố niềm tin của thị trường. Tuy vậy, kết quả kinh tế - xã hội trong quý IV/2017 và quý I/2018 còn nhận được một vài ý kiến nghi ngại, đặc biệt là về chất lượng tăng trưởng và áp lực lạm phát. Rủi ro suy giảm kinh tế cũng được đề cập nhiều hơn, chủ yếu do lo ngại về diễn biến chu kỳ tăng trưởng và diễn biến khó lường của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Chương trình Aus4Reform phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, ThS. Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) đã trình bày nội dung chính của báo cáo. Theo đó, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% trong 6 tháng đầu năm,mức cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ 2011. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phục hồi rõ rệt, tăng 3,99% trong quý II/2018 và 3,93% trong 6 tháng đầu năm 2018. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 8,46%, với điểm sáng là tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm sự phụ thuộc vào khu vực khai khoáng. Tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,3% - mức cao nhất trong cùng thời kỳ kể từ 2010. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản vẫn ổn định ở mức thấp, trung bình tăng 1,35% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản vẫn ổn định ở mức thấp, trung bình tăng 1,35% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. 

Ảnh 2: ThS. Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) trình bày tại Hội thảo

Bên cạnh đó, báo cáo còn đi sâu vào phân tích những cơ hội và rủi ro đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế chia sẻ cũng làm nảy sinh những rủi ro như phát sinh các mối quan hệ mới trên thị trường, xung đột lợi ích giữa người mua và người bán, cạnh tranh không công bằng, và việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính. Báo cáo nhận diện những chính sách đặt ra liên quan đến đăng ký hoạt động, cơ chế thanh toán, các quy định về thông tin, thương mại điện tử, chính sách thuế và thanh kiểm tra.

Báo cáo cũng điểm lại những yêu cầu cần thiết đối với thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, và nhấn mạnh những việc cần làm trong thời gian tới, bao gồm (i) Xây dựng "cơ sở dữ liệu lớn", hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và áp dụng kinh tế số để vận hành chức năng đại diện chủ sở hữu; (ii) Làm rõ cơ chế giám sát đối với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (iii) Tập trung quyền sở hữu gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình; và (iv) Áp dụng cách thức và công cụ giám sát theo thông lệ tốt về quản trị DNNN./.

Ảnh 3: Toàn cảnh Hội thảo

Tệp đính kèm:

- Chương trình Hội thảo

Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)

Email: tttl@mpi.gov.vn                        ĐT: 0243.7338930

 

Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi