23/07/2018 - 3894 lượt xem
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Nghị định về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (AUS4REFORM), ngày 19/07/2018, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình cơ cấu lại DNNN”. Hội thảo do TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM, Giám đốc Chương trình AUS4REFORM chủ trì.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Nguyễn Đình Cung cho biết trong hoạt động quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, công tác giám sát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã và đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, gây ra sự bất cập cũng như vô tình tạo lỗ hổng làm lãng phí, thất thoát nguồn lực Nhà nước tại khu vực này. Hiện nay, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập và dự kiến sẽ quản lý một nguồn lực rất lớn, gồm 820 tỷ đồng vốn cùng 1,5 triệu tỷ đồng tài sản nhà nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn hoài nghi về cách thức tổ chức và trách nhiệm giải trình của Uỷ ban này trong bối cảnh cơ chế giám sát hiện hành bị xem là kém hiệu quả và thiếu hiệu lực.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM, Giám đốc Chương trình AUS4REFORM phát biểu khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) trình bày báo cáo nghiên cứu về (i) Thông lệ quốc tế về giám sát DNNN; (ii) Thực trạng giám sát DNNN ở Việt Nam và (iii) Kiến nghị cơ chế giám sát cho Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời gian tới.
Báo cáo của CIEM đã chỉ ra, trong giai đoạn 2011-2016, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh, tỷ suất lợi nhuận toàn bộ khu vực DNNN đã giảm tới 30%. Theo báo cáo hợp nhất năm 2016, có 23/91 tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty mẹ-con lỗ lũy kế trên 17.000 tỷ VNĐ. Đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty lên đến hàng chục nghìn tỷ VNĐ đến nay chưa thu hồi được và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở mức dưới giá trị đầu tư.
Ảnh 2: Ông Phạm Đức Trung - Trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) trình bày báo cáo
Nhận định về những nguyên nhân giám sát còn yếu kém, Báo cáo của CIEM cho rằng hiện có nhiều quy định về thẩm quyền, chủ thể và đối tượng giám sát nhưng lại thiếu thống nhất về khái niệm, phạm vi hoạt động giám sát chủ sở hữu; chồng lấn giữa giám sát của chủ sở hữu nhà nước với thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, các DNNN mới chỉ áp dụng chế độ báo cáo 6 tháng, 1 năm nên mức độ tương tác thường xuyên và kịp thời còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục của hoạt động giám sát.
Báo cáo của CIEM kiến nghị một số giải pháp nhằm đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu như: xây dựng “big data”, hệ thống công nghệ thông tin để vận hàng chức năng đại diện chủ sở hữu; áp dụng cách thức và công cụ giám sát theo thông lệ tốt về quản trị DNNN; và tập trung quyền sở hữu gắn với tập trung trách nhiệm; v.v…
Ảnh 3: Các đại biểu tham dự Hội thảo phát biểu
Tại phiên thảo luận, các chuyên gia Phạm Chi Lan, Trần Đình Thiên va nhiều ý kiến cho rằng, yêu cầu đổi mới giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu là rất cần thiết trong tiến trình cơ cấu lại DNNN. Vấn đề quan trọng nhất để giám sát hiệu quả hơn là phải thu hẹp tối đa phạm vi hoạt động và số lượng DNNN. Bên cạnh đó, cần có quy định minh bạch về trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ngoài ra, các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành quy định pháp lý một cách đồng bộ, phù hợp cũng như đẩy mạnh hoạt động kiểm tra để kiểm soát tốt tình hình.
Ảnh 4: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần tách chức năng đại diện chủ sở hữu ra khỏi chức năng khác để đóng vai trò như một nhà đầu tư thực sự. Bên cạnh đó, các giải pháp công nghệ, nhất là những công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải được áp dụng triệt để, tận dụng các lợi thế như đưa ra quyết định nhanh, có độ chính xác cao và loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, mong muốn của một vài cá nhân vào các quyết định chính sách./.
Tệp đính kèm:
Tham khảo tài liệu Hội thảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)