Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018: Vững bước cải cách
Hội nghị hội thảo

Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018: Vững bước cải cách

26/01/2018 - 5944 lượt xem

Trong khuôn khổ Chương trình “Ôxtrâylia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform), ngày 25 tháng 1 năm 2018, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018: Vững bước cải cách”. TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM, Giám đốc Quốc gia Chương trình Aus4Reform chủ trì Hội thảo.

Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM, Giám đốc

Quốc gia Chươngtrình phát biểu khai mạc Hội thảo

 

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh Hội thảo hướng tớ iđánh giá lại tình hìnhkinh tế Việt Nam 2017và triển vọng 2018, đặc biệt ở góc độ cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh. Năm 2017, Chính phủ nhất quán với ưu tiên tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm huy động tối đa nguồn lực cho phát triển, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thông qua các giải pháp có chiều sâu, quyết liệt hơn (cải cách DNNN, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết,…) .

Ảnh: Ths. Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô, CIEM

trình bày báo cáo tại Hội thảo

Tại Hội thảo, Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô (CIEM) điểm lại diễn biếnkinh tế Việt Nam trong năm 2017. Theo đó, 2017 được đánh giá là năm tương đối thành công của kinh tế Việt Nam, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, cao hơn mục tiêu đặt ra; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 7,85%); khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản thể hiện sức bật tốt hơn (tăng 2,9%); khu vực dịch vụ tăng trưởng ổn định (tăng 7,4%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2017 tăng 3,53%, thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra 4%. Tăng trưởng tín dụng ở mức18,17% và có sự ổn định. Đến cuối năm 2017, thu hút FDI đạt gần 36 tỷ USD. Từ những nhận định này, báo cáo đưa ra dự báo cho năm 2018: tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,58%; tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%; thặng dư thương mại ở mức 1,1 tỷ USD; mức tăng giá tiêu dùng (bình quân năm 2018 so với bình quân năm 2017) là khoảng 3,74%.

Ảnh: Ths. Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEMtrình bày tại Hội thảo

Tiếp đó, Bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEM, cập nhật kết quả cải thiện môi trường kinh doanh năm 2017. Với sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các Bộ, ngành, nhiều chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đều tăng điểm và tăng hạng và được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tuy vậy, Báo cáo cũng nhận định, những chuyển biến này còn thiếu tính bền vững: thực tế còn tồn tại nhiều rào cản về môi trường kinh doanh, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong phiênthảo luận, TS. Lê Đăng Doanh đánh giá cao hai bài trình bày và cho rằng tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mang lại thành tựu đáng kể. Cũng theoTS. Lê Đăng Doanh, nhiều doanh nghiệp cho biết, chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên. Cùng với đó, tiến trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công còn nhiều hạn chế. Ông khuyến cáo, để đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững hơn trong năm 2018,Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí không chính thức cho khu vực doanh nghiệp. Đồng thời, cần thúc đẩy nền kinh tế thị trường và khuyến khích khu vực doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 

Các chuyên gia tham dự Hội thảo cũng đã thảo luậnmột số kiến nghị về cải cách nền tảng kinh tế vi mô, song song với các biện pháp kinh tế vĩ mô và một số biện pháp liên quan đến chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả, tiền lương, chính sách FDI.

Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo

 

Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung hy vọng những thành tựutrong năm 2017 sẽ được nhân rộng ra hơn trong năm 2018, giúp củng cố niềm tin vào cải cách thể chế nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng./.

 

Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.


Tin tức khác