18/12/2017 - 4475 lượt xem
Nhằm góp phần thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đang thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ. Đây là vấn đề mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Để thực hiện nhiệm vụ này, Viện tổ chức Hội thảo khoa học về “Mô hình kinh tế chia sẻ: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam”. Hội thảo do TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì.
Ảnh: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chủ trì Hội thảo
Nền tảng quan trọng của nền Kinh tế chia sẻ chính là công nghệ, chính nhờ vào xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà mô hình Kinh tế chia sẻ có được môi trường thuận lợi tạo đà cho sự phát triển bùng nổ như hiện nay với các hình thức và dịch vụ vô cùng đa dạng. Mô hình Kinh tế chia sẻ đã mang lại nhiều cơ hội phát triển khi người tiêu dùng có thể tiếp cận và khai thác sử dụng những tài sản mà họ không sở hữu và không có điều kiện sở hữu riêng, đồng thời, người sở hữu tài sản có cơ hội để tăng thêm thu nhập. Nhưng mặt khác, việc này cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với các loại hình kinh doanh truyền thống, và đặt ra vấn đề với các cơ quan quản lý nhà nước, và với việc hoạch định chính sách để tận dụng sự phát triển của kinh tế chia sẻ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và tính bền vững trong phát triển kinh tế.
Ảnh: Các đại biểu thuyết trình tại Hội Thảo
Tại Hội thảo các diễn giả đại diện cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước,và khối doanh nghiệp đã trình bày các tham luận về các chủ đề: Bản chất của mô hình kinh tế chia sẻ, kinh nghiệm quốc tế liên quan đến phản ứng chính sách của các nước trước sự nổi lên và phát triển của Kinh tế chia sẻ, Các chính sách quản lý liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ; Các mô hình kinh doanh ứng dụng kinh tế nền tảng/kinh tế chia sẻ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam - Những thách thức và cơ hội cho công tác quản lý nhà nước.
Ảnh: Đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm về Kinh tế chia sẻ.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước trên thế giới còn khá lúng túng trong việc thiết kế khung khổ pháp luật phù hợp và chặt chẽ để quản lý các mô hình hoạt động của Kinh tế chia sẻ, cũng như vận dụng chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế chia sẻ phát triển thuận lợi trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước là cần sớm điều chỉnh và bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mô hình Kinh tế chia sẻ và khai thác tối đa tiềm năng của mô hình này, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Ý kiến thảo luận tại Hội thảo tập trung vào việc phân tích và gợi ý một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến cơ chế quản lý thuế, cạnh tranh và lao động để đảm bảo tính công bằng và phúc lợi phù hợp giữa các thành phần và các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, yếu tố chính sách nhằm đảm bảo hiệu suất và hiệu quả đầu tư, tận dụng và phát huy các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững qua các hoạt động kinh tế chia sẻ cũng là nội dung mà các đại biểu kỳ vọng sẽ được giải đáp trong các nghiên cứu sắp tới của Viện.
TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết Hội thảo là một sự kiện đầu tiên của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trong kế hoạch nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra đề xuất chính sách đối với các loại hình hoạt động kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Sự quan tâm và các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham gia Hội thảo sẽ là những thông tin đầu vào quan trọng để Viện tiếp thu và xác định rõ ràng hơn các định hướng nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian tới.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)