15/12/2017 - 5215 lượt xem
Cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong gần 30 năm qua đã đạt được những thành tựu lớn trên nhiều mặt. Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức hợp lý, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo.
Mặc dù đã đạt một số kết quả đáng khích lệ về phát triển kinh tế - xã hội, song nhiều yếu kém nội tại của nền kinh tế đã tích tụ từ lâu đến nay chưa được giải quyết dứt điểm; không ít những thách thức và khó khăn mới đã xuất hiện. Những tồn tại đó đòi hỏi Việt Nam phải tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới phát triển nhanh, bền vững.
Ảnh: Thứ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Nguyễn Văn Hiếu, phát biểu khai mạc Hội thảo
Trong bối cảnh đó, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ kịp thời và thiết thực của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôxtrâylia (DFAT). Ngày 13 tháng 12 năm 2017, Chính phủ Ôxtrâylia và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cùng nhau khởi động Chương trình Ôxtrâylia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) nhằm nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Hội thảo khởi động Chương trình Aus4Reform do Sứ quán Ôxtrâylia phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và ông Craig Chittick, Đại sứ Ôxtrâylia tại Việt Nam, chủ trì Hội thảo.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Chương trình Aus4Reform do TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương làm Giám đốc Chương trình và được xây dựng với thời gian thực hiện trong 4 năm (từ tháng 12/2017-12/2021), tổng số tiền tài trợ là 6,5 triệu AUD. Với bốn cấu phần do các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện và một Quỹ linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ đối với các vấn đề ưu tiên cấp bách phát sinh trong quá trình triển khai, Chương trình Ôxtrâylia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam hướng tới hỗ trợ thực hiện các mục tiêu sau:
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng hơn, hướng tới mục tiêu có ít nhất một triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020, bao gồm cả việc tăng tỷ trọng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và tăng việc làm cho khu vực tư nhân đối với cả nam và nữ;
- Hình thành và phát triển các thị trường sản phẩm và thị trường các nhân tố sản xuất mang tính cạnh tranh và minh bạch hơn, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi có hiệu quả các nhân tố sản xuất (đặc biệt là đất đai), thành các sản phẩm và dịch vụ mang tính đổi mới và có nhiều giá trị gia tăng hơn, và giảm sở hữu đất nông nghiệp nhỏ lẻ;
- Tăng cường các thể chế cạnh tranh bao gồm xây dựng Luật Cạnh tranh (sửa đổi), tái cơ cấu cơ quan cạnh tranh và các cơ chế thực hiện;
- Đẩy nhanh tái cơ cấu nông thôn, hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất lao động ở khu vực nông thôn
- Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ, giảm khoảng cách về giới trong năng suất lao động và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng năng suất.
Ảnh: Đại sứ Craig Chittick trao đổi với các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo
Hội thảo Khởi động chương trình đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế hàng đầu, cũng như đại diện các cơ quan chính phủ có trách nhiệm hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế.
Tại Hội thảo Khởi động Chương trình, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã trình bày và chia sẻ thông tin về các chủ đề: Xây dựng chính sách cạnh tranh quốc gia hướng tới tăng trưởng năng suất; Các ưu tiên quốc gia nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng năng suất; Cải cách thể chế để tăng trưởng năng suất: kinh nghiệm quốc tế; cũng như khuyến nghị các lĩnh vực ưu tiên cải cách hướng tới mục tiêu tăng trưởng năng suất, gồm: Quản lý cạnh tranh, Nông nghiệp/ phát triển nông thôn, Phát triển doanh nghiệp, và Trao quyền kinh tế cho phụ nữ.
Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam tham gia Hội thảo bày tỏ kỳ vọng cao vào hiệu quả và đóng góp của các hoạt động sắp tới trong khuôn khổ Chương trình Aus4Reform đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo hướng bao trùm và bền vững.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...